Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

19/11/200500:00:00(Xem: 6768)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại VN, các chuyên viên lồng tiếng cho phim đang có nguy cơ thất nghiệp. Sự thu hẹp của thị trường phim bộ, công nghệ thu tiếng trực tiếp tại trường quay đang bắt đầu, phim phụ đề ngày càng được ưa chuộng đã đẩy nghề lồng tiếng phim vào giai đoạn khó khăn nhất. Báo Thanh Niên ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo báo quốc nội, ngày 18/8/2005, tại hội nghị về "công tác sinh viên, học sinh" do Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN tổ chức tại HN, cơ quan điều tra về ma túy của Bộ Công an CSVN cho biết, qua rà soát tại 50 tỉnh, thành, đã phát giác 783 giáo viên, học sinh liên quan đến ma tuý. Đặc biệt, một cô giáo dạy trường mẫu giáo ở Tuyên Quang còn cầm đầu đường dây buôn 408 kg thuốc phiện. Tỉnh Sơn La cũng có 132 giáo viên nghiện, buôn bán ma tuý.
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa, có khu phố Long Sơn thị trấn Long Điền chỉ là một xóm nhỏ nhưng lại có hơn chục gia đình làm nghề đúc chuông. Không giàu, nhưng nghề đúc chuông đồng cũng là nguồn mưu sinh tạm đủ cho người làm nghề, và đã có một thời vang bóng. Ngày nay, khi đến Long Điền, tìm về xóm chuông, vẫn còn đấy những mái nhà xưa nhưng không còn nhộn nhịp như trước nữa, thay vào đó là một khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu.
Theo báo quốc nội, sau hai cơn địa chấn trong đêm ngày 5 và rạng ngày 6/8/2005 ảnh hưởng đến một số khu vực trên địa bàn thành phố Sài Gòn, trung tuần tháng 8/2005 vưà qua, các cơ quan chuyên môn TPSG đã tiến hành kiểm kiểm tra, kiểm định một số chung cư cũ. Trong những ngày theo đoàn kiểm tra, các phóng viên nhận thấy: mặc dù hai cơn địa chấn đã đi qua
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều công trình xây cất trên địa bàn thành phố Sài Gòn, ngoài thành phần nam công nhân xây dựng, còn có một số nữ công nhân làm công việc phụ thợ hồ. Những phụ nữ khốn khó này là dân nghèo từ các vùng quê của các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Nam mưu sinh. Họ bán sức người để kiếm sống qua ngày.
Theo báo quốc nội, năm nay, cư dân đồng bằng sông Cửu Long đón mùa nước nổi với thái độ khác hẳn những mùa lũ trước. Khác với những năm trước, mùa nước nổi năm nay, cư dân ở vùng "biển nước" tỏ ra bình thản. Cái không khí chộn rộn lo "chạy nước" không còn mà thay vào đó là hình ảnh nhiều gia đình đang chuẩn bị đồ nghề để kiếm sống trong mùa nước nổi.
Theo báo Lao Động, tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có một người tàn tật được cư dân địa phương gọi là "quái kiệt giưã đời thường". Đó là ông Lê Văn Hiếp, năm nay 45 tuổi, bị dị tật bẩm sinh. Cả hai tay, hai chân của ông đều bị co rút, cơ teo tóp. 10 ngón tay cũng ngón chẳng ra ngón, có ngón cong queo, có ngón thẳng đuột cứng quèo như que củi.
Từ hơn 10 năm qua, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 thành phố Sài Gòn, đã trở thành Phố Tây của du khách bình dân. Theo báo quốc nội, trung bình mỗi ngày Phố Tây phường Phạm Ngũ Lão có từ 2 ngàn đến 4 ngàn du khách lưu trú. Ngày cũng như đêm, tấp nập, giá rẻ "bèo, đó là những gì còn đọng lại sau khi du khách chọn phố Tây Phạm Ngũ Lão, quận 1 làm nơi dừng chân khi đến Sài Gòn.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, khu vực "làng đại học" được hình thành trên 1 địa bàn rộng, giáp ranh giưã khu vực Linh Trung thuộc quận Thủ Đức và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dường, bao gồm 7 trường Đại học và một số trung tâm.Theo báo quốc nội, với đặc thù nhiều trường và số lượng đông đảo sinh viên như vậy, tình trạng đụng độ, so kè giữa sinh viên với nhau là không thể tránh khỏi.
Bạn, Theo báo quốc nội, tại miền Nam, hầu như chùa, cơ sở thờ tự nào cũng muốn lập Tuệ tĩnh đường cho dù trong điều kiện, khả năng chỉ có thể là bắt mạch, bốc thuốc nam. Tại Đồng Nai,hạn chế này đã sớm được các bậc cao tăng trong giới Phật giáo tỉnh này nhận thấy nên quyết định cho xây dựng một "bệnh viện" nhỏ từ thiện. Báo Đồng Nai ghi nhận về Tuệ tĩnh đường này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.