Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 6926)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hòa hợp hòa giải? Thực tế nhà nước Ba Đình chỉ ưa nói mà không ưa làm. Đó là chưa kể, nhà nước luôn luôn chìa tay ra, nhưng là bàn tay sắt, đê bóp, để siết...
Mùa xuân là phải có nhạc. Vì không thể nào lặng lẽ như ngồi trong bóng đêm để chờ xuân, và khi các sòng bầu cua cá cọp ồn ào lắc xí ngầu trong xóm, các nhà quanh hẻm liền vặn radio ra để nghe tiếng nhạc xuân át tiếng bầu cua...
Năm mới, ngày xuân... ngồi uống trà, xem hoa mai, không gì hơn là đọc câu đối, để tìm laị hồn người xưa... Xin ghi lại một bài năm xưa để nghiệm lại hồn người xưa trong giây phút chuyển mùa.
Bản tin VTC kể chuyện cháy nhà, 2 trẻ em chết. Trong khi Báo Dân Việt kể chuyện xe lửa đâm chết 18 con bò. Zing kể chuyện giựt iPhone trên đường hoa Nguyễn Huệ.
Thỉnh thoảng, có những dòng nhạc tự nhiên quyện vào hồn, như sợi khói không rời trên đỉnh núi...
Thời gian đi nhanh như tên bắn. Nhìn lại đã thấy bạn mình đã mấy người rủ nhau về cõi, trong khi bản thân mình cũng sức suy yếu, thấy tuổi già tới nơi rồi.
Nhà nước Hà Nội không bỏ cơ hội nào để đàn áp nhân quyền... Ông Doanld Trump sắp lên ngôi Tổng Thống Mỹ, công an CSVN bắt liền 2 nhà hoạt động dân chủ... Có liên hệ nhân quả gì không?
Cuộc tranh luận laị tái diễn... Các làng xã lại tưng bừng lễ hội đón xuân... Bình Định chuẩn bị đón Tết Tây Sơn kỷ niệm những ngày đầu xuân Vua Quang Trung dẫn quân đánh bại quân Phương Bắc...
Sau khi nhiều bệnh viện báo nguy rằng thiếu thuốc chữa bệnh, Bộ Y Tế nói rằng không hề thiếu... Câu chuyện rất là khó hiểu, vì nhiều bệnh viện kêu chớ không phải là cá biệt.
Từ trang trí nhà cửa, lau bụi tủ kiếng, tường vách... tới mua sắm mâm cúng trái cây “cầu dừa đủ xài”... cho tới áo quần mới cho lũ nhỏ... Nghĩ gì về đất nước?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.