Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 6911)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông nói tiếng Việt... đó cũng là điểm tuyệt vời. Năm 1996, ông là một trong những nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc ở Việt Nam tính kể từ khi chiến tranh kết thúc... cũng là điểm ghi nhớ.
Tin ghi rằng vào tối 17.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.SG Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo TP có buổi gặp gỡ các Tổng lãnh sự,
Có phải chung quanh Văn Miếu Hà Nội có rất nhiều ông đồ dỏm? Và có phải chung quanh nhà nước Ba Đình có rất nhiều Tiến sĩ dỏm?
Đại đa số đều dị ứng với loa phương... Chỉ thiểu số mới haà lòng, trong đó dĩ nhiên có cán bộ điều hành loa phường. Nên bỏ loa phường chăng? Sẽ dùng email, hay dùng mạng xã hội thay cho loa phường?
Báo Kinh Tế Thủ Đô có bản tin gọi là “Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” hôm 10/1/2017 trong đó ghi rằng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
SEOUL, Nam Hàn – Có 3/10 người dân Nam Hàn du lịch đơn độc trong năm ngoái khi họ đi ra ngoài nước, theo một bản phân tích.
Bi thảm là như thế... Nợ công của Việt Nam đã vượt trần, nhưng cán bộ quyền chức và giới nhà giàu vẫn xài tưng bừng.
Công an đánh người trở nên thường hơn... thậm chí khi đánh chết người, lại nói là nạn nhân chết vì chạy quá sức. Đó là một mảng trong toàn cảnh của cường hào,
Có chạy tới cùng trời cuôi đất, mình với ta cũng khó bỏ nhau? Đó là chuyện của Việt kiều, nhưng cũng là số phận của dân mình... Có lẽ, khi chưa dứt nghiệp.
Có nên bỏ Tết Âm lịch hay không? Có phải vì nghỉ Tết nhiều ngaỳ, vì ăn nhậu tưng bừng... nên nước nghèo và dân bệnh? Một số trí thức trong nước bàn chuyện nên bỏ Tết Nguyên Đán để VN giàu hơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.