Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7200)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, du khách trong nước đã quen thuộc về một thành phố Đà Lạt với những hồ, thác nước...thơ mộng. Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu du khách chưa biết đến miền sinh thái với những đồi chè, trà cổ thụ bao la ở vùng Cầu Đất-Xuân Trường. Từ trung tâm thành phố đi về hướng Nam chừng hai mươi cây số trập trùng đèo dốc là đến Cầu Đất, Xuân Trường.
Theo ghi nhận của báo SGGP, những ngày vừa qua, lĩnh vực nhà đất tại Sài Gòn lại "nóng lên" khi ủy ban các quận, huyện cho phép kê khai để xin tồn tại nhà xây dựng không phép, trái phép từ ngày 1-7-2004 trở về trước. Ban đầu, sự kiện này được người dân vui mừng đón nhận hết sức hồ hởi, nhưng sau đó họ nhận ra rằng lại thêm một thủ tục hành dân...
Theo báo Người Lao Động, sau vụ trường Anh ngữ quốc tế SITC với hàng chục chi nhánh tại các thành phố VN bị phát giác lừa gạt học viên, và tổng giám đốc trường học trốn, những người theo học tiếng Anh mới giật mình nhận ra rằng bỏ tiền vào các trung tâm Anh ngữ mang danh quốc tế chưa hẳn đã tốt, khi mà hiện nay tại VN có rất nhiều trường lạm dụng ngôn từ "quốc tế" trong việc đặt tên trường.
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Quảng Ngãi có 1 ngôi làng mà cư dân đang đối mặt với dịch bệnh viêm gan. Đó là làng Tân An, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh. Làng có 200 gia đình với hơn 900 cư dân, nhưng đã có trên 50% dân số bị viêm gan B. Hai năm trở lại đây, có hơn 20 người đã bị căn bệnh quái ác này cướp đi mạng sống, phần lớn tuổi đời từ 30 đến 45.
Theo báo Người Lao Động, tình trạng số nhà, tên đường tại các khu dân cư mới trên địa bàn TPSG chẳng khác nào những mê hồn trận. Nhất là một số khu dân cư mới ở quận Gò Vấp và quận 8. Trước thực trạng này, Sở Xây dựng TPSG đang lập kế hoạch thực hiện quy chế đánh số và gắn biển số nhà, vừa được Bộ Xây dựng ban hành
Theo báo quốc nội, trên nhiều khu phố ở Hà Nội, thường có một nhóm người, trên tay là những túi nilon to nhỏ khác nhau chứa những con bọ cạp hoặc con bửa củi bán rong. Những người này là dân buôn từ các tỉnh miền Nam ra, vất vả kiếm sống bằng nghề mạo hiểm này. Qua những người quen, họ biết được nhu cầu sử dụng bọ cạp ở Hà Nội đang tăng mạnh
Tại miền Đông Nam phần, vùng Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều cửa sông, hải cảng nằm trong hệ thống giao thông đường thủy trọng yếu toàn miền. Theo tài liệu của báo quốc nội, vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, trong tiến trình khai phá vùng đất phương Nam, đã có nhiều luồng dân cư qua lại cửa ngõ này và chọn Bà Rịa - Vũng Tàu làm nơi định cư lâu dài.
Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển,
Theo báo Đồng Nai, những công nhân làm việc tại các nhà máy công nghiệp tại VN luôn đối mặt với những hiểm họa từ các loại bệnh do nghề nghiệp gây ra. Hiện nay, tại các khu công nghiệp, chế biến sản xuất, ngoài những bệnh nghề nghiệp thông thường đã xuất hiện nhiều loại bệnh nghề nghiệo mới, nguy hiểm hơn như bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp, nhiễm độc chì, độc nicotin, lao phổi nghề nghiệp
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại 1 xóm nghèo ven kênh Tàu Hủ thuộc quận 8 thành phố SG. Cư dân ở xóm này đang sống yên lành, thì bất ngờ nhận quyết định giải tỏa. Người lớn thấp thỏm chờ đợi cái ngày chính thức "cuốn gói ra đi" còn trẻ em nơm nớp lo sợ, một nỗi sợ cố hữu của người nghèo, nỗi lo thất học.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.