Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7176)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, chưa bao giờ hoạt động xuất cảng lao động của VN lại đa dạng và phức tạp như hiện nay. Bên cạnh hoạt động của hệ thống doanh nghiệp do nhà nước quản lý còn thực trạng khác: cò mồi trung gian với qui mô và thế lực mạnh không kém. Nhiều người đã bị lừa đảo. Báo TT ghi nhận thực trạng này qua một số trường hợp như sau.
Theo báo Người Lao Động, hiện nay, tuy hợp tác văn hóa Việt-Pháp khá phát triển nhưng số người học tiếng Pháp tại VN lại không nhiều. Để minh chứng hiện trạng này, báo NLĐ đã nêu ra trường hợp tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPSG, khoa Anh văn của trường này có 1,200 sinh viên "hệ chính quy", trong khi số sinh viên theo học Pháp văn của trường là 390 sinh viên
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Động, trong các hòn đảo vùng biển miền Trung, có đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có địa hình đặc biệt. Đảo này có năm ngọn núi vươn lên giữa biển, khum khum như những cái bếp than đá khổng lồ đã tắt. Dân địa phương bảo trong số đó chỉ mới có bốn ngọn từng nổi trận lôi đình, để lại những cái miệng há rộng đầy nham thạch.
Theo báo SGGP, hàng ngàn gia đình ở miền Tây Nam phần đang đối mặt với tình trạng cây tràm rớt giá thê thảm và tiêu thụ khó khăn, trong khi nợ ngân hàng, nợ "nóng" bên ngoài chưa thanh toán. Nhiều nông dân đã lòng phá chặt bỏ bỏ hàng ngàn hécta tràm xanh tốt hoặc bán đất trồng tràm trả nợ ngân hàng.
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trống đồng là biểu tượng cho quyền uy của tộc người hoặc cá nhân thủ lĩnh của một số tộc người, nó còn là nhạc khí sử dụng trong những nghi thức thiêng liêng. Tại Việt Nam, có trống đồng Thanh Hoá gắn liền với văn hoá Đông Sơn, nền văn minh của thời đại các vua Hùng và còn trường tồn cùng với các vương triều qua nhiều thế kỷ.
Tại vùng ngoại ô của thành phố Đà Lạt có 1 ngôi chùa có con rồng dài 49 mét, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia, do đó dân địa phương gọi tên chùa này là chùa Ve chai. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.
Theo báo Thanh Niên, tình trạng nước đục lại tái xuất hiện ở nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 3 vưà qua. Nơi xảy ra nhiều nhất là địa bàn các quận Tân Bình, Tân Phú, 11 và lan đến nhiều phường ở quận 7. Trong đêm 29 đến sáng ngày 30/3/2006, tình trạng nước máy tại các quận: 6, 7, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh và Nhà Bè bỗng dưng bị đục ngầu như nước cống.
Theo báo quốc nội, tại quận 8 TP Sài Gòn, có câu lạc bộ diều Phượng Hoàng, nơi quy tập những người chơi diều như môn thể thao nghệ thuật. Tại đây có 1 nghệ nhân tên là Nguyễn Thanh Vân, năm nay 56 tuổi, đã góp phần tạo nên hình tượng đặc trưng của nhiều lễ hội chỉ bằng những cánh diều. Không ai biết cánh diều có từ bao giờ, nhưng đối với ông Nguyễn Thanh Vân
Theo báo quốc nội, hàng năm, cứ vào tháng 3, các lò luyện thi đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn bắt đầu hoạt động rầm rộ. Đây cũng là thời điểm chạy nước rút của thày trò các lớp cuối cấp bậc trung học. Năm nay, ngoài các lò luyện thi đại học tấp nập kẻ học người dạy, các trung tâm "bồi dưỡng văn hóa" tại các trường trung học phổ thông (lớp 10-12) cũng nóng lên bởi quy định thi tuyển sinh vào lớp 10.
Tại các tỉnh miền núi ở phía Bắc VN, có khá nhiều phiên chợ đặc biệt, mỗi chợ đều có một vẻ riêng. Riêng tại tỉnh Hòa Bình, có một cái chợ nhỏ, tồi tàn, nhưng thu hút rất đông dân địa phương qua những phiên chợ họp vào các ngày mồng năm, mồng mười hàng tháng (cứ cách 5 ngày có một phiên) với rất nhiều mặt hàng có giá đúng 1 ngàn đồng (khoảng 0.06 Mỹ kim).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.