Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7156)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo SGGP, trong lúc nhiều quận nội thành, huyện ngoại ô của thành phố Sài Gòn đang tập trung chống ngập do nước mưa chưa xong, thì những ngày vừa qua hiện tượng ngập lụt do triều cường đang ngày lan ra diện tích rộng với mức độ thiệt hại ngày càng cao. Đợt triều cường trong những ngày vừa qua đã làm vỡ nhiều tuyến đê bao
Theo báo Đồng Nai trích dẫn tài liệu từ "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, vào hậu bán thế kỷ 17, trong cuộc hành trình phương Nam, các thế hệ di dân người Việt với phương tiện chính yếu là thuyền, ghe, xuồng... theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt
Trên địa bàn các tỉnh miền Trung, có nhiều giáo đường, chùa cổ nổi tiếng. Riêng tại tỉnh Phú Yên, có chùa Đá Trắng là trong những 1 di tích lịch sử văn hóa. Nhiều câu chuyện xung quanh ngôi chùa này đã trở thành những điển tích không chỉ về mặt tôn giáo mà còn mang đậm bản sắc văn hóa.
Trong hệ thống sông ngòi thuộc miền Đông Nam phần, sông Thị Vải có chiều dài 76 km, chảy qua địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TPSG. Con sông này từ bao đời đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản. Theo người dân sở tại, từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên dọc theo dòng sông này,cũng là lúc cuộc sống và sức khỏe của họ bị đe dọa bởi sông Thị Vải
Theo ghi nhận của báo Pháp Luật TPSG, cho đến nay, cá ngựa vẫn là một trong những môn thể thao hiếm hoi được phép cá cược tại Việt Nam. Tại mã trường Phú Thọ, đại đa số "tuyệt phích" (ngôn ngữ chuyên môn trong giới cá ngựa đặt cho những tay đánh cá) vẫn là những người lao động bình thường ở địa bàn thành phố Sài Gòn và Long An.
Hàng ngày, tại các bến xe trên địa bàn thành phố Sài Gòn, trong số hàng ngàn hành khách từ các tỉnh đến, luôn có những lao động nghèo ở vùng quê. Họ đi một mình, hoặc mang theo cả gia đình. Đến Sài Gòn mưu sinh mỗi người mỗi nghề, và có những nghề thu hút cả gia đình, thân quyến như nghề bán vé số dạo, bán ve chai. Với họ, dù phải sống lam lũ
Theo báo Lao Động, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc địa bàn thành phố Sài Gòn, các nữ công nhân không chỉ đối mặt với cảnh nghèo ngay trong môi trường sống, họ đã phải chống chọi với nhiều nỗi lo: lo trộm cắp như rươi trong khu công nhân, lo kiếm người yêu nhưng khổ thay thường bị lừa, lo thân gái đi làm về khuya, lo giải quyết hậu quả từ những cuộc tình vội vã.
Theo ghi nhận của báo Cần Thơ, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm vẫn đang treo lơ lửng ở nhiều địa phương vùng miền Tây Nam phần VN. Nhiều gia đình nông dân trước đây chuyên sống bằng nghề nuôi gia cầm- nhất là nuôi vịt đàn - vẫn đang khốn khó khi phải tạm ngưng chăn nuôi mà chưa biết chuyển sang nghề gì để mưu sinh.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 1 ngôi làng cổ được thành lập hơn 530 năm. Đó là làng cổ Phước Tích nằm trong địa phận xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại thì làng Phước Tích ngày nay được thành lập từ năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 1 xóm mà cư dân luôn có nét buồn buồn, chẳng ai cười cho thoải mái. Điều này là do răng của người dân nơi đây đều bị đen xỉn, ố vàng và dễ bị gãy, rụng. Cư dân địa phương gọi cái xóm nàyvới cái tên hóm hỉnh "xóm... cười mỉm", dù xóm này có tên theo địa danh hành chính là xóm Trường, thôn Phú Xuân B, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.