Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7117)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào dịp cuối năm, tình trạng xe dù, bến cóc lại hoạt động rầm rộ. Các xe đò không thuộc hệ thống quản lý của các bến xe chính thức, đã lập thành bến "di động" ở ngay trước cổng Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây để chặn đón khách. Và trên lộ trình, nhiều hành khách đi trên những chuyến xe dù đã bị sang xe, trả thêm tiền, bị thả xuống giữa đường mà không biết khiếu nại với ai.
Theo báo Thanh Niên, các ngân hàng tại thành phố Sài Gòn hiện nay hầu như luôn bị những người môi giới tín dụng rình rập để ăn tiền huê hồng của người đi vay. Những người này bỏ túi ngay những khoản huê hồng rất lớn, thậm chí đến 10 - 15% bởi biết cách làm cho những hồ sơ tín dụng lẽ ra không được giải quyết cho vay thì lại được, chỉ được vay ít thì lại được vay nhiều nhưng không bị "lộ", vì những hợp đồng tín dụng ấy đã được sự bảo kê của các viên chức ngân hàng thông qua cò tín dụng.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ dến cuối năm là các quận nội thành đua nhau "làm mới" vỉa hè. Điều đáng nói là có những đoạn vỉa hè chỉ hư hỏng nhỏ, thậm chí còn rất tốt cũng bị bóc lên, băm nát, gây trở ngại giao thông và sự đi lại của dân chúng.
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại xóm Bến thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Xóm làng này bề ngoài cũng bình yên như bao làng quê khác. Thế nhưng bên trong đang có nhiều người dân sống âm thầm, khổ sở vì bệnh bướu cổ từ lâu mà chưa có điều kiện chữa trị triệt để. Một điều lạ, phần lớn người bị mắc bệnh này đều là nữ giới, tuổi cao.
Theo báo quốc nội, ngày 22 tháng 12 vừa qua, Tòa án CSVN Sài Gòn đã khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử 32 bị cáo của 1 đường dây buôn bán ma túy xuyên Việt Nam. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày, và chánh phạm của vụ án là 1 sinh viên 24 tuổi, tên là Trần Xuân Hà. Sinh viên này đã điều khiển một hệ thống vận chuyển và phân phối ma túy rất qui mô.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau 12 giờ đêm, các chốn chơi đêm ở vũ trường, quán bar, lần lượt đóng cửa, dân chơi đêm đổ ra đường tìm về các "đặc khu ăn uống" để tiếp tục cuộc chơi. Những điểm đến gắn với ăn nhậu không có giới hạn giờ giấc, được mở cửa thâu đêm suốt sáng, còn khách, còn người phục vụ.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn.
Theo báo quốc nội, tại ấp Quảng Lộc, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, có một cư dân tên là Nguyễn Công Lộc đã dày công sưu tầm những chiếc xe máy của Ý được sản xuất từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đem về nhà trưng bày. Đây là thứ tài sản vô giá mà chưa chắc có tiền đã mua được.
Theo báo quốc nội, những năm trước đây, nhiều nhà hàng ở TP.SG có những món ăn mới lạ mà nhiều người nghe tên còn thấy lạ hoắc như bò cạp, dế cơm, thằn lằn núi, mối chúa... Nhưng vài năm gần đây, những món ăn đó đã trở thành quen thuộc của nhiều cư dân Sài Gòn và nhiều người đã kiếm sống bằng nghề bán côn trùng.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, TTXVN, hậu quả lũ lụt trong những ngày vừa qua để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, từ tỉnh Thừa Thiên đến tỉnh Khánh Hòa. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Bình Định và Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Tại hai tỉnh này, các làng quê xơ xác, tiêu điều, tang thương sau những ngày mưa lũ lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.