Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7114)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo SGGP, từ ngày 15/11/2005, trên địa bàn thành phố Sài Gòn,các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... đã được các gia đình chăn nuôi "giải quyết" theo quyết định của Uỷ ban thành phố. Riêng gà đá không dễ gì được các tay chơi gà tiêu hủy. Sắp bước vào "mùa" đá độ Tết, để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, dân chơi gà đá tìm cách di tản phân tán gà đá đến các nơi hẻo lánh, o bế gà đá để chuẩn bị cho "mùa" đá gà cá độ.
Theo báo Tuổi Trẻ, những những ngày đầu tháng 12/2005, tại tỉnh An Giang có thị trấn Tân Châu, 1 thị trấn sầm uất ở đầu nguồn sông Tiền, đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi miệng thủy thần. Từ những ngày cuối tháng 11, nơi đây, vốn nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, bỗng xuất hiện thêm nhiều vết nứt chạy dài dọc bờ sông, cắt ngang từng căn nhà.
Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) kỳ thứ 23 tổ chức tại Phi Luật Tân vưà kết thúc. Trong kỳ Đông Nam Á vận lần này, có 1 huy chương vàng về túc cầu nam mà ngành thể thao VN mong đợi từ 10 năm qua, đã không đến tay sau trận thi đấu chung kết với đội Thái Lan. Từ 1995 đến 2005, đội tuyển túc cầu VN đã bốn lần vào chung kết SEA Games, và đều bị Thái Lan phá vỡ giấc mơ về chiếc huy chương vàng mà 46 năm trước
Theo báo Lao Động, sáng 30/11 vưà qua, tại ngoại thành Hà Nội, người dân làng bãi Phúc Xá đổ xô ra sông Hồng chứng kiến cảnh tượng lạ. Họ đã tận mắt nhìn thấy đáy sông Hồng, điều mà hàng chục năm nay chưa từng có: những doi cát từng là đáy của sông, từng ngâm mình lâu ngày dưới nước nay lộ ra, khô trắng, biến thành sân bóng cho lũ trẻ làng chài.
Theo báo quốc nội, từ tháng 11 đến nay, cư dân trên địa bàn các quận nội thành và các huyện ngoại thành Sài Gòn đã đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm. Tài liệu từ Sở Thương mại cho biết: trung bình mỗi ngày Thành phố Sài Gòn tiêu thụ khoảng 190 tấn thịt gia cầm, thủy cầm. Gần 90% lượng gia cầm đều do các tỉnh, thành lân cận cung cấp. Với một số lượng gia cầm nhập vào Sài Gòn nhiều như thế, các chuyên viên thú y và y tế đã cho rằng Sài Gòn đang ở trong vòng vây của đại dịch.
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, có huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre được dân đá gà gọi là "đảo gà chọi". Toàn "đảo" có 114,000 con gà chọi, nhiều nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ tính giá ở mức rất thấp là 200 ngàn/ 1con, nếu tiêu hủy vì đại dịch thì người nuôi mất trắng gần 23 tỉ đồng. Phóng viên báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại địa phương này trong mùa dịch cúm gia cầm qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, sau những ngày đầu tiên náo nức bước chân vào cổng trường đại học, các sinh viên năm thứ 1 tại VN bắt đầu đối mặt với bao nỗi lo, từ chuyện tiền đến chuyện học. Và gần 3 tháng trôi qua kể từ khi các trường đại học, cao đẳng trong nước khai giảng niên khoá 2005-2006 vào thượng tuần tháng 9, trên các diễn đàn sinh viên, liên tiếp xuất hiện những tâm sự
Theo báo Người Lao Động, giữa thành phố Sài Gòn và tỉnh Đồng Nai, nhiều xe tải chở sắt phế liệu quá khổ, quá tải hàng ngày càng hoạt động sôi động bất thường. Phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp tính mạng của người đi đường, những "hung thần" này còn ung dung vượt các trạm kiểm soát giao thông nhờ đóng tiền mãi lộ cho công an giao thông.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường trung học và đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có một hiện tượng phân biệt không chỉ xảy ra giữa học sinh trường này với trường khác, giữa sinh viên các trường đại học mà còn diễn ra ngay trong phạm vi một trường, một lớp, tạo nên khoảng cách vô hình giữa bạn bè cùng trang lứa.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các quận nội thành Sài Gòn, số lượng người dân sống trong các chung cư cũ lên đến hàng chục ngàn người. Sau 2 cơn dư chấn liên tiếp xảy ra vào thượng tuần tháng 11/2005 vừa qua, cư dân ở các khu chung cư cũ vẫn chưa hết hoang mang. Nhiều người không muốn ngồi trong nhà mà tụm năm, tụm bảy dọc hành lang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.