Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7413)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vườn cây trái Lái Thiêu thuộc huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương nổi tiếng bậc nhất ở miền Nam từ trước 1975, với các loại cây trái sầu riêng, măng cụt, bòn bon... đặc sản. Lái Thiêu vẫn danh bất hư truyền, trở thành nơi lý tưởng cho mọi người đến xem và thưởng thức cây trái. Vườn nối tiếp vườn ngày nào sum sê xanh mát là thế, mà nay ngày càng xơ xác
Tại miền núi tỉnh Quảng Nam, có mỏ vàng Bồng Miêu nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20. Hơn 10 năm qua, mỏ vàng này đã trở thành mục tiêu của các băng nhóm khai thác vàng chui, bãi chiến trường của dân "vàng tặc". Địa phương đã bất lực trước tình trạng vô chủ của mỏ vàng này. Báo SGGP ghi nhận thực trạng tại mỏ vàng này qua đoạn ký sự như sau.
Hàng năm, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào mùa mưa đến là cả quận Bình Thạnh lại ngập lụt tràn lan và tin dữ về sạt lở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lại dồn dập đổ về. Mùa mưa năm nay, hàng trăm ngàn dân Bình Thạnh lại phải chấp nhận sống chung với ngập lụt và sạt lở. Báo Lao Động ghi nhận thảm trạng này như sau.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện về một phụ nữ tên là Trương Thị Hơn, đội vệ sinh 4 của Công ty Dịch vụ công ích quận 8 TPSG, sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá đặc biệt với trên 20 người công tác trong ngành vệ sinh, trong đó có 15 người vẫn đang gắn bó với chiếc chổi tre. Cha mẹ của phụ nữ này cùng là công nhân vệ sinh
Tại VN, nếu như bóng tròn có hàng triệu người hâm mộ thì môn bi-da cũng có những tín đồ riêng của nó và bi-da cũng bị biến tướng thành một trò cờ bạc trá hình, tệ nạn cá độ cũng không thể tránh khỏi. Trò cá độ đơn giản nhất là người thua phải trả tiền thuê bàn. Còn nặng hơn thì ở mức hàng triệu đồng. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về chuyện cá độ ở các quán bida tại Hà Nội như sau.
Tại miền Tây Nam phần, trong những năm vừa qua, từ nạn phá hoại mùa màng của ốc bươu vàng , nhiều nông dân đã tự khuyến khích con cháu trong gia đình hoặc chòm xóm diệt ốc bươu vàng bằng cách trả công tính trên số ký ốc bươu vàng bắt được. Và "nghề" diệt ốc bươu vàng cũng bắt đầu có từ đó. Báo Lao Động viết như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại thành phố Sài Gòn, thị trường địa ốc luôn biến động do giới đầu cơ đất đã thao túng giá cả. Về giao dịch, chỉ có 20% người tham gia mua, bán đất hiện nay có nhu cầu ở thật sự, 80% kia là những người tham gia thị trường để mua đi bán lại hưởng lợi nhuận hoặc mua để dành, chưa có nhu cầu sử dụng. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Cách đây 3 tháng, UB chính quyền CSVN thành phố Sài Gòn đã ra thông báo quy định rằng hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán gia cầm sống và đã qua giết mổ ở tất cả chợ nội thành đã bị cấm. Trong thành phố, người dân chỉ mua được gia cầm đã qua giết mổ tại các cơ sở đã được kiểm dịch hoặc các siêu thị. Đối với gia cầm sống, người dân chỉ có thể mua được ở các chợ ngoại thành
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc đang là tụ điểm của gái mại dâm mà các báo trong nước ví von là "hoa độc" của khách làng chơi. Ngang qua tuyến đường thuộc thị trấn này, bỏ ra từ 70 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng (chưa đến 7 Mỹ kim), khách làng chơi sẽ được một gái mại dâm phục vụ hết mình
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.