Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7441)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tại các đô thị ở VN, nhà trọ theo thông thường thì dĩ nhiên chỉ có hai loại khách thuê trọ là sinh viên và những người xa quê vào đô thành lập nghiệp, nhưng tại thành phố Đà Nẵng có một loại nhà trọ đặc biệt, chỉ dành riêng cho người Đà Nẵng nhiều tiền, đang đi học và chán sống cùng cha mẹ... Báo GDTĐ viết như sau.
Tình trạng ô nhiễm của các dòng sông nhiều nơi ở Huế đã đến mức báo động. Sông Hương nhìn trong xanh là thế nhưng càng vào gần bờ, càng thấy nhiều rác và bao nilon nổi lềnh bềnh. Tại đoạn sông Hương gần bờ phía chợ Đông Ba, nước trở nên đen ngòm như nước cống và đầy rác rưởi. Tuy nhiên so với các sông khác trong thành phố thì sông Hương
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại tỉnh Hà Tây, 1 người cha bị chứng tâm thần đập chết 2 con gái.Bình thường, người cha ấy rất thương yêu 2 con gái, dù tâm thần phân liệt vẫn giành hết việc nhà để 2 con yên tâm học hành. Thế rồi, vào buổi trưa 11/5/2004 oan nghiệt kia đã xảy ra. VASC ghi lại như sau.
Tháng 5 hè về, tại các trường trung học Việt Nam, với các học sinh lớp 12, mùa hè cũng là mùa chia tay bạn bè, thày cô, xa mái trường . Theo báo quốc nội, bên cạnh những trang lưu bút bằng giấy mực học trò, hiện nay nhiều học sinh còn lưu niệm cho nhau những "cuốn lưu bút" bằng chính lời ca tiếng hát của mình.
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của 1 giảng viên đại học lâm nghiệp VN đang theo học chương trình tiến sĩ tại Nam Hàn. Giảng viên này đang phải sống vạ vật ở thủ đô Seoul, Nam Hàn, gần một năm nay. Mức sinh hoạt phí hằng tháng dành cho 1 sinh viên ban tiến sĩ du học ở Nam Hàn bị cắt giảm từ 500 Mỹ kim xuống 250 Mỹ kim, chỉ đủ để thuê nhà, tiền ăn, sách vở...
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, tại tòa án CSVN Sài Gòn, các vụ án hình sự có bị cáo, bị hại... là người nước ngoài được đưa ra xét xử không ít. Nhưng chất lượng và trình độ của phiên dịch viên tại nhiều phiên tòa để lại ấn tượng không hay. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
Sài Gòn là vùng trũng thấp, thế nên vẫn có nhiều nơi có nền thấp hơn mực nước triều cường đặc biệt là trên địa bàn quận 6, 8, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... thường xuyên bị ngập do triều cường. Không chỉ trong mùa mưa, mà cả trong mùa khô, cảnh ngập nước vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.