Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7452)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo Sở Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo, từ cuối năm 2001 đến nay, các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN đã kiểm tra, rà soát được hơn 1.2 triệu văn bằng chứng chỉ ,qua đó, đã phát giác được gần 7,000 người sử dụng văn bằng chứng chỉ giả, trong số đó có nhiều quan chức giữ các chức vụ trọng yếu tại các địa phương, như chánh án, giám đốc công ty quốc doanh tỉnh, giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan chuyên môn. Báo Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Nhắc đến trong lá thư này là những người mà hạnh phúc của họ là nhìn thấy đồng hương có cuộc sống ổn định. Họ sẵn lòng giúp đỡ dù đôi khi chỉ nhận được những lời trách móc, chửi bới và cả lừa lọc từ người mà họ cưu mang. Đó là chuyện của ba người trong một xã nghèo tỉnh Phú Thọ đang tha phương tìm kế sinh nhai. Báo Thanh Niên kể như sau.
Tại VN, có con vào đại học là mơ ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Đó không chỉ là niềm vui của một gia đình mà đôi khi còn là của cả một dòng tộc. Thế nhưng những khoản chi phí để lo cho con mình được ngồi trên ghế giảng đường lại là một gánh nặng không phải là nhỏ với các bậc phụ huynh, nhất là khi họ là những nông dân quanh năm "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất";
Người dân ở TP SG hiện nay có thể mua phim sex dễ dàng như mua tờ báo, bao thuốc lá hay viên thuốc tây. Thậm chí, họ không cần ra khỏi nhà cũng có người sẵn sàng mang đến nếu có nhu cầu.Thị trường băng đĩa "đen" nóng lên sau vụ "hai sinh viên Hải Phòng" và hàng loạt phim sex "made in Vietnam'' được tung ra. Kéo theo đó xuất hiện nhan nhản những đội quân bán hàng di động trên các cây cầu trong thành phố. Báo TNVN viết như sau.
Chuyện này xảy ra tại 1 xã ở miền Bắc VN. Đó là xã Xuân Cẩm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cả xã có bốn thôn ven sông thì đã có ba thôn cắt bán sông thuộc địa phận thôn mình. Các thôn trưởng của ba thôn này đã áp dụng lệ làng hơn phép nước, tự ký hợp đồng bán phần sông chảy qua địa phận của thôn cho các chủ tàu khai tác cát.
Mặc dù mới phát triển vài năm gần đây nhưng nghề trang điểm đã và đang thu hút nhiều cô theo đuổi nghề này làm kế mưu sinh. Những tiệm cho thuê áo cưới, những cửa hàng ảnh viện ngoài những công việc chuyên môn họ cũng mở thêm các lớp dạy trang điểm hàng ngày.
Từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhưng các đường dây thi thuê vào các trường đại học niên khóa 2004-2005 đã ráo riết vào cuộc. Năm trước, nhiều đường dây bị phát giác, khởi tố, nhưng không vì thế mà hình thức gian lận này không còn. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Trong cuộc hội thảo giáo dục đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội cách đây 2 tuần, nhiều nhà nghiên cưú giáo dục trong và ngoài nước đã nhận xét rằng hệ thống giáo dục đại học tại VN quá yếu kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, không hội đủ các quy chuẩn của đại học quốc tế, và điều đáng nói là các giáo sư, giảng viên đại học đã giảng dạy như là "những thợ dạy", không có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Khảo sát của Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên VN đối với 326 nữ công nhân làm việc tại ba khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) Sài Gòn là Tân Thới Hiệp, Tân Bình và Linh Trung, cho biết có đến 72.2% thường xuyên bị stress. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
Do chuyên môn, kinh nghiệm ở nhiều ngành người Việt còn yếu, nên xu hướng thuê người nước ngoài mà dân thường gọi nôm na là thuê "Tây" về làm việc đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp VN. Sài Gòn đã có 249 công ty tư nhân thuê 353 người nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực mới, như: sáng tạo ý tưởng quảng cáo, quản lý, kinh doanh cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, kinh doanh nông dược và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... Báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.