Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2801)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, nhu cầu tuyển nữ sinh viên giúp việc nhà đang nổi lên, chiếm đến 20% số việc làm thời vụ như tiếp thị, dạy kèm, bán hàng, phát bướm... Sinh viên cũng nhanh chóng thích ứng với cái nghề vốn không được xem trọng. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận về tình cảnh mưu sinh của nữ sinh viên giúp việc nhà như sau.
Theo báo Thanh Niên, trong khu vực huyện đảo Cát Hải thuộc vùng biển Hải Phòng, có một ngôi làng nghèo đến kỳ lạ :không có chợ; một nhà mổ lợn, cả làng đến ăn. Cửa các nhà không bao giờ khoá vì không có một mống trộm cắp. Để vào được làng mà áo quần khô ráo, phải "thoát y" lội qua quãng ngập. Báo TN ghi chuyện lạ về làng này như sau.
Theo báo quốc nội, vào thượng tuần tháng 6 vưà qua, trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, đã xảy ra một vụ công nhân đập phá trụ sở 1 công ty sản xuất giày. Theo các nhân chứng, vụ việc xuất phát từ khu vực nhà ăn của công ty này. Các công nhân đồng loạt bỏ ăn, hất đổ đồ ăn xuống đất và một số người bắt đầu đập phá. Vụ việc gây náo loạn cả khu vực
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Nam Định, có 1 ngôi làng mà 80% dân số biết sử dụng ít nhất một loại nhạc cụ, mỗi đứa trẻ đều là một nhạc công. Trong làng có nhiều "nghệ sĩ" không qua trường lớp nào, nhưng lại rất sành âm nhạc. Nhiều gia đình vì quá mê âm nhạc đã đem bán cả ruộng đất, để có tiền mua đàn. Báo Thiếu Niên Tiền Phong viết về làng này như sau.
Tại vùng sông nước của miền Tây Nam phần, do hình thái địa lý và nhu cầu thương mại, nhiều ngôi chợ nổi trên sông đã hình thành. Một trong những chợ luôn tấp nập người buôn bán là chợ nổi Cái Răng gần thành phố Cần Thơ.Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, chợ nổi, ngay cái tên cũng đã thể hiện sự mộc mạc, chân chất của con người phương Nam. Báo QĐNN viết về chợ nổi Cái Răng như sau.
Theo báo quốc nội, Quảng Nam được biết đến như là một trong những "cái nôi của nghệ thuật tuồng". Hành trình Trò bội - Hát tuồng - Nghệ thuật tuồng là một quá trình chiết lọc, tích lũy trải qua mấy trăm năm. Thế nhưng hiện nay, những tinh hoa ấy dường như đang mai một. Báo SGGP viết như sau. Hiện nay chỉ có một gánh hát tuồng duy nhất sống được nhờ biểu diễn là gánh hát Sông Thu (huyện Duy Xuyên).
Tại Sài Gòn, quán nhậu, bida không còn là chốn dành riêng cho nam giới và việc "cắm quán, ngồi đồng" không chỉ là "đặc quyền" của phái mạnh. Hiện nay, khách cũng đã quen mắt với hình ảnh các cô gái thường trực ở những quán cà phê hàng giờ liền. Những lý do của họ cũng "muôn màu muôn vẻ". Báo Phụ Nữ Chủ Nhật viết như sau.
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến mùa thi tuyển sinh viên vào các trường đại học, cao đẳng trong nước. Vào những ngày này, tại nhiều khu vực gần các trường Đại học, ký túc xá, khu nhà tập thể của nhân viên ngành giáo dục tại Hà Nội, dịch vụ bán tài liệu thu nhỏ để thí sinh mang lén vào phòng thi mà giới học sinh gọi là "phao" đã hoạt động mạnh, khách hàng tấp nập.
Trong các món ăn đặc biệt của ba miền Việt Nam, đã bao đời, hầu như ít có người hiểu rõ ngọn nguồn của mắm kho, chỉ biết đó là món ăn gia đình của người nông dân miền Nam nơi xóm ấp đồng quê. Câu ca xưa khắc họa sự tần tảo, chịu khó trong lối sống đạm bạc, dân dã của người nông dân vùng sông nước: "Một đời bông súng mắm kho, ngày đêm lam lũ nỗi lo bưng biền".
Theo báo Tuổi Trẻ, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, hàng ngàn gia đình cư dân vùng đầm Cầu Hai và ven biển đang nơm nớp lo âu cho sự sống của mình khi con đường vào ra biển, nơi lấy nước biển và cũng là nơi thoát lũ cho cả vùng đất của hai huyện Phú Lộc và Phú Vang, chẳng bao lâu nữa bị đóng chặt. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.