Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2812)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Sài Gòn, cứ vào thứ 7 hằng tuần, trường đua Phú Thọ lại đông nghẹt khách. Trong đó, phần lớn là những tay độ ngựa chuyên nghiệp, số còn lại là khách đến xem vì tò mò và muốn được thử vận may qua một vài vòng đua. Khi cuộc đua bắt đầu, Hàng nghìn đôi mắt căng thẳng dõi theo từng chú ngựa đang phi hết tốc lực.
Theo báo quốc nội, tại VN, giới ca sĩ đang mê tín rằng, mốt nhất phải là những nghệ danh có 3 chữ và "tí hơi hướm" Hồng Kông, Nam Hàn thì mới may mắn. Báo quốc nội nêu ra trường hợp hiện tượng Ưng Hoàng Phúc solo thành công, đã nhanh chóng lan rộng trong giới ca nhạc, nhiều ca sĩ mới đã có nghệ danh lạ tai: Quách Thành Danh (tên thật Thanh Tùng), Lâm Chí Khanh (tên thật Huỳnh Phương Khanh), Châu Gia Kiệt (Nguyễn Gia Kiệt), Quách An An, Lưu Gia Bảo...
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các quận nội thành Sài Gòn, có nhiều con đường do cư dân địa phương tự đặt tên theo vị trí địa lý, tên đường không có trong danh bạ của ngành bưu điện. Thực trạng này đã gây khó khăn cho các bưu tín viên khi chuyển giao thư, cho các tài xế taxi, giới chạy xe thồ, xích lô khi chở khách tìm nhà, tìm đường.
Tại Sài Gòn, giới chơi số đề thường nói "số đề - thế đồ" để báo động những con đề hay đó chính là "kinh nghiệm xương máu" của chính những ma đề qua "trận mạc đỏ đen", và trong thực tế, trên nhiều đường phố Sài Gòn mỗi chiều, không ít người đứng chờ trước các đại lý vé số để đợi thần tài. Báo SGGP viết về hiện trạng này nhu sau.
Khắp các ngõ ngách Hà Nội, không biết có bao nhiêu đứa bé đi đêm về hôm kiếm sống. Trong số đó không ít em mồ côi, bị gia đình bỏ rơi hay gia đình. Ở tuổi ăn tuổi học nhưng các em đã sớm phải đối mặt với lo toan của cuộc mưu sinh. Đêm, những trẻ em này vẫn lầm lũi trên những chiếc xe đạp cọc cạch đi khắp đầu xóm cuối ngõ với thùng bánh mì
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, dù chỉ mới có một vài cơn mưa lớn từ đầu tháng 5 đến nay nhưng cũng đã làm nước ngấp nghé bờ tại một số đoạn đê bao ở các phường Thạnh Lộc, An Phú Đông (quận 12), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn)... thuộc hệ thống đê bao sông Sài Gòn. Hàng năm, cứ bắt đầu bước vào mùa mưa
Theo báo quốc nội, vào những ngày hè nóng nực của tháng 5 này, tại Hà Nội, Sài Gòn, và các thành phố lớn, hàng chục ngàn sĩ tử đang "nung mình" trong những lò luyện thi rực lửa để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng cận kề. Thế nhưng, không chỉ có các sĩ tử lớn mà cả những sĩ tử tí hon, những em bé vừa rời lớp mẫu giáo lớn tại các trường mầm non
Tại miền Tây Nam phần, Châu Đốc là thị xã biên thùy với địa thế hiểm trở và hùng vĩ. Cách thị xã Châu Đốc chừng 5km, núi Sam, mang hình dáng con sam, ngọn núi chứa đựng nhiều huyền thoại ở miền Tây, là nơi lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào hạ tuần tháng 4 âm lịch. Báo SGGP ghi nhận về huyền thoại núi Sam và lễ hội này như sau.
Theo ghi nhận, trên thị trường Sài Gòn, rất nhiều loại hàng nhái, hàng giả phẩm lượng kém đang được bày bán tràn lan. Mặt hàng nào thu hút khách hàng do phẩm chất cao thì chỉ một thời gian ngắn trên thị trường xuất hiện ngay hàng nhái, hàng giả.Đáng báo động nhất là các sản phẩm làm giả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc. SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo SGGP, đến nay, ở các chợ tại thành phố Sài Gòn vẫn tồn tại hàng chục đường dây hụi lớn mà mỗi dây, các con hụi chơi hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Hình thức tín dụng này đã trở thành phổ biến và là giải pháp kịp thời nhất đối với họ trong buôn bán làm ăn và nhiều hoàn cảnh khác. Báo SGGP viết về hoạt động tín dụng hụi tại các chợ Sài Gòn như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.