Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

14/03/200600:00:00(Xem: 6745)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Đà Nẵng, tại tỉnh Quảng Nam có một làng chiếu nổi tiếng hàng trăm năm qua. Chẳng những người quanh vùng, mà cả người ở xa tận Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị cũng biết cái tên của vùng làng nhỏ bé này: Làng Cẩm Nê. Bởi làng này có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng nhiều đời.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau lưng chùa Ấn Quang, trong một khu chung cư cách ngã tư Sư Vạn Hạnh- Bà Hạt không xa, có một xóm quy tụ những gia đình nghèo kiếm sống bằng công việc đục thau nhôm. Với đinh, búa, bánh xe...
Tại tỉnh Quảng Ngãi, bên tả ngạn sông Trà Khúc, có 1 xóm quê có địa danh xóm Ghe, một xóm mà du khách ghé nhà nào cũng có thể gặp én. Dân ở đây đặt tên cho xóm này là "nơi mùa xuân làm tổ". Trong mùa Xuân năm nay, những đàn chim én biệt tăm từ tháng 5, tháng 6 lần lượt trở về. Dân trong xóm vui lên vì khi én trở lại là dấu hiệu của những điềm lành.
Theo báo trong nước, tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, có đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 30km về phía đông bắc. Đây là hòn đảo có những đặc thù, là nơi trầm tích những tầng tầng văn hóa của nhiều thế hệ cư dân cổ xưa. Các di tích văn hóa và lịch sử hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều trên hòn đảo này, trong đó có một giếng nước, mang đậm dấu ấn của truyền kỳ.
Theo báo quốc nội, mỗi độ xuân về, tại các tỉnh miền núi phía Bắc VN, người sắc tộc thiểu số thường háo hức đón lễ hội quan trọng nhất trong năm: Hội Xuống đồng. Hội còn thu hút đông du khách bốn phương. Theo cách gọi của người Tày và Nùng thì đây là hội Lồng Tồng, còn người Dao gọi là hội Lồng Tồng.
Theo báo Thanh Niên, tại một ấp ở tỉnh Bến Tre, có 1 cây bạch mai đã được trồng trên 300 năm. Các vị cố lão tại địa phương vẫn truyền miệng lại rằng hoa nở hoa khoe sắc đến tháng 2, mùi thơm dịu dàng tao nhã, và người dân quanh vùng được đón nhận hương vị mùa xuân và cho rằng vì phước địa nên sinh ra kỳ hoa dị thảo.
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả, với màu sắc rực rỡ, cách bài trí độc đáo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc làm cho không khí Tết trở nên thiêng liêng hơn, nhiều sắc màu hơn. Mâm ngũ quả không chỉ khiến quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, mà còn mang ý nghĩa triết học
Theo báo Người Lao Động, tại một số địa phương ở Việt Nam có tục lệ thờ chó đá. Tuy các nhà nghiên cứu nhân văn chưa tìm ra câu trả lời đầy đủ về vị trí con chó trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng ít nhất có thể khẳng định, người Việt Nam xưa và nay đã có tục lệ này. Bằng chứng là trên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) đã từng có đền Cẩu Nhi (chó con)
Mỗi lần Tết đến, tại nhiều địa phương ở VN, hoa kiểng rộ nở và được trưng bày tại nhiều hội hoa Xuân, hội chợ mừng Xuân là chuyện thường tình. Nhưng hoa kiểng qua bàn tay và khối óc đam mê của các nghệ nhân để trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang ý nghiã triết lý về đời sống thì không phải nơi đâu cũng có. Phải cất công tìm kiếm thì mới có được hoa kiểng "độc chiêu".
Theo báo quốc nội, cứ vào cuối năm, trên địa bàn thành phố Sài Gòn có các phiên chợ đặc biệt bán hàng Tết. Những phiên chợ này không diễn ra tại những ngôi chợ trung tâm của các quận, mà tập trung tại những địa danh quen thuộc với cư dân Sài Gòn như: Chợ lá dong ông Tạ, chợ "tài lộc" Hải Thượng Lãn Ông, chợ thư pháp Trương Định.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.