Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

14/03/200600:00:00(Xem: 6779)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn huyện Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa, tỉnh cực Bắc của miền Trung, có một con sông được đào vào thời Hậu Lê, được dân địa phương gọi là sông Vua. Sông này đã tồn tại trên 3 thế kỷ, nhưng chỉ trong vòng hơn một thập niên qua, khi nghề xẻ đá bắt đầu manh nha tại địa phương vào năm1989, sông này đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Theo báo quốc nội, thời gian đây, loại hình chợ cóc, chợ "tự phát" ngày càng phát triển tràn lan ở các quận vùng ven và ngoại thành. Hiện trạng này đã ảnh hưởng lớn đến việc buôn bán của các tiểu thương ở các khu chợ chính, do khách bỏ chợ ra mua hàng ở các chợ cóc ven đường. Về giao thông, các chợ cóc này làm cho những tuyến đường huyết mạch của thành phố Sài Gòn vừa mới mở rộng giờ bỗng hẹp lại, và tình trạng an toàn giao thông cũng lộn xộn, gây nạn kẹt xe kéo dài hàng giờ.
Cuối năm, Sài Gòn tràn ngập những cơn gió lạnh. Cũng vào những ngày này, trên đường phố, có những phụ nữ dáng dấp quê mùa ăn mặc phong phanh, đẩy xe mua bán ve chai hoặc gánh hàng rong hòa vào dòng người xe trên phố. Vì hoàn cảnh, rất nhiều người trong số họ năm nay đành chấp nhận ăn Tết xa nhà.
Theo báo quốc nội, trong những tháng cuối năm 2005, tại các xã ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung, những trận bão liên tiếp đã gây sạt lở các khu cư dân. Nhiều nơi, cư dân phải di dời khẩn cấp để tránh hiểm họa do triều cường gây ra. Tại tỉnh Quảng Nam, sau cơn bão số 8 vào tháng 11/2005, nhiều xóm làng chài tan hoang, các gia đình ngư dân sống trong cảnh khốn cùng.
Theo báo quốc nội, tại nhiều làng ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cứ đến mùa mưa lũ, nước dâng cao, chia cắt, cô lập thôn làng với thị trấn của huyện. Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển của dân các làng này là những con đò nhỏ qua sông. Vào những ngày mưa lớn, đò không vượt sông được, nguồn lương thực đã cạn, nhiều gia đình phải nhịn đói. Trong tình cảnh như thế, dân làng ước mong có chiếc cầu bắc qua sông.
Theo báo quốc nội, trong ba tháng qua, nhiều đường dây số đề trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị phát giác, điều này cho thấy nạn số đề vẫn tiếp tục tồn tại, làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, nợ nần vì chơi số đề và thua đậm trong nhiều ngày. Trong loại hình cờ bạc này, chỉ có trùm các đường số đề là thu lời lớn.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào dịp cuối năm, tình trạng xe dù, bến cóc lại hoạt động rầm rộ. Các xe đò không thuộc hệ thống quản lý của các bến xe chính thức, đã lập thành bến "di động" ở ngay trước cổng Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây để chặn đón khách. Và trên lộ trình, nhiều hành khách đi trên những chuyến xe dù đã bị sang xe, trả thêm tiền, bị thả xuống giữa đường mà không biết khiếu nại với ai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.