Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

3/14/200600:00:00(View: 6884)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo thông cáo của Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN, kỳ thi tuyển sinh viên vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN niên khóa 2005-2006 sẽ diễn ra từ 4/7 đến 22/7/2005 với 3 đợt thi cho các ngành học và các loại trường. Ngay từ tháng 4, các lò luyện thi đã "vận hành" tối đa tốc lực để thu hút học sinh theo học các lớp luyện thi cấp tốc.
Theo báo quốc nội, thành phố Vũng Tàu hiện nay tràn ngập nạn hàng rong. Cấm cứ cấm, dẹp cứ dẹp, nhưng tồn tại vẫn cứ tồn tại. Còn hơn thế, hàng rong ngày càng phát triển hơn, hàng trăm gánh hàng rong, xe đẩy hàng rong, xe đạp hàng rong và... xe nổ hàng rong mỗi ngày túa ra khắp các Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa. Người ta gọi đó là "chợ" chạy. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Sài Gòn đã phát giác nhiều vụ in lậu sách giáo khoa dành cho học sinh trung học. Báo quốc nội dẫn báo cáo của Nhà Xuất bản Giáo Dục (NXBGD) tại thành phố Sài Gòn cho biết tình trạng in lậu sách của nhà xuất bản này trong thời gian qua ở mức báo động. SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Trên địa bàn quận 8 thành phố Sài Gòn, có 1 đội công nhân chuyên vớt rác trên sông rạch. Vớt những mảng rác đặc quánh trên dòng kênh không làm cho các công nhân đội này ngán bằng ngâm mình dưới làn nước vừa lạnh vừa bẩn để cắt cỏ dại bám rễ từng mảng lớn không thể vớt được. Mà đã lội trong rác thì chuyện đạp phải đinh, miểng chai
Theo báo quốc nội, luật doanh nghiệp hiện hành tại VN có rất nhiều thiếu sót về pháp lý, tạo cơ hội cho nhiều gian thương lợi dụng để cho ra đời hàng loạt các công ty "vô trách nhiệm vô hạn" với những giám đốc "cuội", không kinh doanh mà chỉ lừa đảo. Báo Công An ghi nhận hiện trạng này qua một trường hợp như sau.
Tại miền Tây Nam phần VN, các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những bãi nghêu trù phú giúp nhiều nông dân mưu sinh thoát nghèo. Tuy nhiên, khoảng một tháng nay "mỏ nghêu" rộng lớn ở vùng này xuất hiện dịch bệnh làm nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Hàng ngàn gia đình nông dân đang mất ăn mất ngủ, và khi mà nghêu vẫn tiếp tục chết.
Theo báo quốc nội, cư dân Sài Gòn ăn suốt ngày suốt đêm, ăn tận hang cùng ngõ hẻm đến các nhà hàng sang trọng, có cả những khu ăn tập trung như: phố đêm chợ Bến Thành, đường Phan Xích Long, khu Miếu Nổi dọc kênh Nhiêu Lộc quận Phú Nhuận hay đường Tản Đà quận 5... Và quận huyện nào cũng có những "làng" ăn. Báo Thanh Niên viết như sau.
Tại VN, những sinh viên trọ học xa nhà luôn luôn phải vật lộn với hàng trăm khoản tiền như học phí, tiền ăn, tiền ở, tiền quán xá Đó là chưa kể những khoản vặt vãnh không tên khác. Nhiều sinh viên đã mắc nợ như"Chúa Chổm", lâm vào tình cảnh khốn đốn. Báo Thanh Niên ghi nhận tình cảnh của một số sinh viên khốn đốn vì nợ nần như sau.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng hơn 40km có ngôi chợ khá lạ, có thể nói là hiếm trong hàng ngàn ngôi chợ ở miền Trung bởi hàng bán ở chợ chỉ độc một món duy nhất: cỏ. Đặc biệt, người bán cỏ tại chợ này đều là nông dân. Họ đi cắt cỏ chở về chợ bán. Miếng ăn hằng ngày của các gia đình ở đây chính yếu từ cỏ.
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị, tỉnh Thừa Thiên-Huế là địa phương có nhiều chùa chiền vào hàng nhất VN, hơn 400 chùa và 230 niệm phật đường. Về nông thôn mỗi làng cũng có chùa, gọi là chùa làng. Vì thế, số người ăn chay hàng tháng không phải nhỏ. Thời nhà Nguyễn, hoàng tộc đã ăn chay, các hoàng thân quốc thích đều xây chùa riêng để làm công đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.