Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

3/14/200600:00:00(View: 6901)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người miệt vườn Bến Tre từ lâu đời có thói quen câu cá bống dừa. Cá bống dừa là loài có vảy, đen kịnh, sống chui nhủi trong mấy rặng dừa nước ven sông, ven rạch. Nước ròng, bống dừa trốn vào hố bom, mương vườn. Chờ khi nước lớn, lục tục rủ nhau ra sông, ra bãi kiếm ăn. Thông lệ nhà bống bị dân vườn "bắt bí", hễ tiếng chim bìm bịp gọi bầy
Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, dân chơi xe hơi cũ có thể chia thành 2 loại, một là do nghiện xe cổ, hai là do điều kiện kinh tế nên đành phải mua xe cũ để đi. Bởi vậy đối với người này xe cổ là cả niềm tự hào nhưng đối với người kia thì nó lại là cơn ác mộng. Báo Thanh Niên viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, phim Nam Hàn đang tràn ngập màn ảnh nhỏ thế nhưng tại Đài Truyền hình TPSG chỉ vỏn vẹn có 2 người dịch phim. Thành phố Sài Gòn hiện có 4 trường đại học đào tạo chuyên ngành tiếng Hàn, mỗi năm, hàng trăm sinh viên ra trường nhưng số người làm công việc dịch phim vẫn không tăng lên.
Tại miền Tây có 1 cư dân 63 tuổi, ăn chay trường từ năm 22 tuổi, đến năm 49 tuổi thì không thích ăn cơm, và hơn 13 năm qua, hàng ngày chỉ uống trà đá đường mà vẫn khỏe mạnh. Cư dân này tên là Phan Tấn Lộc, thường gọi là Ba Nhị, cùng vợ con sinh sống ở thành phố Cần Thơ. Báo Tiền Phong viết về chuyện lạ này như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, những mùa thi gần đây, số thí sinh các tỉnh phía Bắc đang có xu hướng "đổ bộ" vào Nam ghi danh dự thi và theo học tại các trường đại học ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Hiện tượng này đang ngày càng tăng, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục-Đào tạo bắt đầu áp dụng việc bỏ "giới hạn ưu tiên khu vực" trong thi tuyển sinh viên. Báo TT ghi nhận hiện tượng này như sau.
Nói đến khu vực nghĩa địa, người ta sẽ nghĩ ngay đấy là chốn chỉ dành riêng cho những người đã mất.Thế nhưng ở nhiều nơi tại VN, nghĩa địa đã biến thành chốn nương thân của những người vô gia cư hoặc dựng cả quán xá để buôn bán. Tại miền Tây Nam phần VN, có một khu nghĩa địa giữa lòng thành phố Cần Thơ được giới kinh doanh quán nhậu biến thành "Cổ Mộ quán" chuyên bán rượu đế ôm.
Theo báo quốc nội, tại VN, các cuộc hội thảo du học đang tràn ngập trên các trang báo quảng cáo, trên các băng rôn đường phố. Sự quảng bá du học rầm rộ đã tác động ít nhiều về mặt tâm lý khiến không ít phụ huynh cũng lao theo. Một trào lưu đang hình thành trong giới phụ huynh có con ở ngưỡng cửa tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) là đưa con đi du học. Báo Người Lao Động ghi nhận về trào lưu này như sau.
Theo báo quốc nội, nhiều phụ huynh học sinh ở Sài Gòn đã ép con mình học quá sức. Tình trạng này đã để lại hậu quả và di chứng nặng nề: trẻ bị tâm thần, hoặc bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử. Và, hầu như các trẻ em bị ép học đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cùng với sự sôi động của mùa thi, đã bắt đầu bùng nổ thị trường luyện thi ở nhiều tỉnh, thành trên cả VN. Từ tổ chức ôn luyện, tiếp thị, bán tài liệu kéo theo mọi dịch vụ xung quanh việc thi cử đang khởi động. Không chỉ học sinh mà cha mẹ cũng nháo nhác trước thị trường luyện thi. Báo Tin Tức viết như sau.
Theo báo quốc nội, liên tục trong 2 năm trở lại đây, tình trạng khai thác chui vàng ở vùng núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị trở thành một thảm trạng xã hội. Liên tiếp trong hai năm 2003-2004, có trên 10 vụ sập hầm, làm hàng chục người bị thương, 1 người chết. SGGP ghi nhận về thảm họa từ việc khai thác tại vùng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.