Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

14/03/200600:00:00(Xem: 6991)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường tiểu học ở ngoại thành Sài Gòn, có những học sinh mặc dù đã học đến lớp 5 các em vẫn không thể ráp vần, không biết làm cộng trừ đơn giản. Thế nhưng kết quả học tập lại không có điểm dưới trung bình, thậm chí toàn điểm 8-9. Em nào quá kém thì được giáo viên sửa nâng điểm lên cho đạt thành tích.
Khác với mọi năm, sau khi lũ rút, các bờ sông ở miền Tây Nam phần mới bắt đầu mùa sạt lở, năm nay ngay khi lũ vừa về với cường suất cao, tình trạng sạt lở đã diễn ra gay gắt trên nhiều nhánh sông, đe dọa đời sống cư dân và các vườn cây ăn trái. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để đối phó với sạt lở. Báo Lao Động viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vào giờ tan học, tại nhiều trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở Sài Gòn, các nữ sinh vừa bước ra khỏi cổng là vội cuốn ngay tà áo dài vắt lên cạp quần.Để bớt vướng víu, nhiều nữ sinh còn cột hai tà lại với nhau. Chiếc áo dài bị "biến tấu" thành chiếc "áo tứ thân" với "mớ bảy mớ ba" lòng thòng.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại nhiều trường đại học ở SG, Hà Nội, nhiều tân sinh viên dù chưa học ngày nào nhưng khi xin rút hồ sơ chuyển trường, đều bị trừ đến 50% học phí đã đóng. Báo TT ghi lại trường hợp một phụ huynh từ Ninh Thuận ấm ức kể chuyện gia đình ông bỗng nhiên mất không 700 ngàn đồng, tức bằng nửa khoản học phí vừa mới nộp vào một trường Đại học dân lập
Trong các loại điện thoại di động bày bán tại TPSG, có một loại điện thoại mà giới bán chợ trời gọi là điện thoại "ve chai". Đó là những chiếc điện thoại có nguồn gốc từ cướp giật, nhập lậu, đã cũ hoặc hàng kém chất lượng, được rao bán trên một số tuyến đường ở Sài Gòn với giá rất rẻ. Báo Pháp Luật ghi nhận về việc mua bán loại điện thoại này như sau.
Hạ tuần tháng 9 vưà qua, tòa án CSVN thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử 1 thanh niên tên là Trần Công Tuấn, học viên của 1 trung tâm dạy nghề về tội cướp của. Điều đáng nói là nguyên nhân hành vi phạm tội của can phạm là khoản tiền trả học phí.Trong thời gian diễn ra phiên xử, những người dự khán phiên tòa đã lặng đi
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trò cờ bạc đánh đề theo kết quả xổ số ngày càng phát triển mạnh trên toàn VN. Mặc dù các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã mở nhiều đợt truy bắt các chủ đề, đại lý số đề, nhưng hoạt động đánh đề vẫn diễn ra hàng ngày.
Gần các khu công nghiệp trên tỉnh Bình Dương, có những phiên chợ bình dân mọc lên với khách hàng là công nhân sau giờ tan ca. Đó cũng là nơi gặp gỡ của công nhân nam nữ, một cách tự nhiên nó trở thành "chợ tình" tự phát dành cho công nhân xa xứ. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại các vũ trường, quán bar, dành cho khách Tây ở Hà Nội hiện nay người ta gặp không ít cô gái với điện thoại sành điệu, phục trang đắt tiền cứ ngỡ các cô thuộc giới "thượng lưu" lắm tiền.Thế nhưng để ý, thấy các cô cứ lân la làm quen với các chàng ngoại quốc rồi hai người kề vai dắt nhau về khách sạn, mới biết đó là những "cave" cho Tây, nghề mới của không ít cô gái.
Trong ký ức nhiều thế hệ người Sài Gòn còn in đậm hình ảnh những người thợ bận rộn nhồi bột, vo nhân, in khuôn nướng bánh trung thu phục vụ khách qua đường vào những năm đầu 1960 trên trục đường Trần Hưng Đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn lúc nào cũng người mua kẻ bán sầm uất. Đó là hình ảnh những người thợ làm bánh trung thu của Nhà hàng Đồng Khánh, góc đường Trần Hưng Đạo - Đồng Khánh (cũ), quận 5. Báo Người Lao Động viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.