Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

3/14/200600:00:00(View: 7000)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, công nghiệp dệt VN phát triển một cách chật vật, và gắn với nó là số phận biết bao công nhân, trong đó có người làm việc đến quên cả tuổi thanh xuân, nhưng cuộc sống vẫn nhiều lận đận. Làm việc nặng nhọc, nhưng lương thấp, bị sa thải khi nhà máy giảm công suất, đó là thực trạng của những người thợ dệt tại VN.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên.
Theo báo Lao Động, tại thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và các khu vực gần thị trấn, nạn cướp giật, đâm chém xảy ra hàng ngày. Nhiều nạn nhân lặng lẽ chịu đựng, không dám trình báo công an, hoặc có khi trình báo cũng không giải quyết được gì. Người dân sống trong nỗi lo sợ. Báo Lao Động ghi lại một vụï thanh tóan kiểu xã hội đen tại thị trấn này như sau.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có xã Hương Văn và xã Hương Vân, huyện Hương Trà cách thành phố Huế chỉ hơn chục cây số, là nơi nổi tiếng có những ngôi làng với nhiều phận quá lứa lỡ thì. Ở đó có những ngôi nhà thấp tè, tuềnh toàng, che chắn tạm bợ bằng những tấm cót, sùm sụp trên những mảnh vườn nhỏ, trong đó có những số phận phụ nữ hẩm hiu không bút nào tả xiết.
Hàng năm, cứ vào mùa tựu trường, rất nhiều sinh viên từ các tỉnh về Sài Gòn học đã phải lao đao tìm nhà trọ. Chuyện nhà trọ đã trở thành nỗi ám ảnh của sinh viên vào đầu năm học. Chưa tìm được chỗ trọ là chưa thể "an cư" lo học hành. Tìm ra được nhà trọ có giá cho thuê phù hợp với tình trạng kinh tế của gia đình là bài toán khó giải của nhiều sinh viên.
Như VB đã loan tin, từ hơn một tháng qua, tại tỉnh Quảng Nam, những người dân ở làng An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xhuyên mất ăn mất ngủ vì những ngọn lửa tự bùng phát đốt cháy nhà cửa, vật dụng nông nghiệp, cây cối trong vườn. Riêng trong những ngày thượng tuần tháng 9, hiểm họa này lại liên tục xảy ra. Dân trong làng sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ và hoang mang.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, thời gian gần đây, tệ nạn cờ bạc, nhậu nhẹt đã lan rộng trong giới sinh viên tại VN. Có những sinh viên đanghọc giỏi và chân chất, vậy mà chỉ sau một vài tam cá nguyệt học kỳ, họ đã trở thành 'lão làng' với những buổi nhậu nhẹt hay hàng giờ ngồi sát phạt nhau. Cuối năm học, các sinh viên này trở nên dật dờ
Theo báo quốc nội, tại miền Tây, "nghêu tặc" đã thực sự trở thành một đại nạn của chính quyền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bởi bây giờ mỗi lần ra biển đánh cắp nghêu tặc kéo thành đoàn, có phân công tổ chức hẳn hoi."Nghêu tặc" cũng không hẳn những kẻ đầu trộm, đuôi cướp mà trong đó còn có một bộ phận dân nghèo không đất, không nghề nghiệp, không biết làm gì để sống.
Theo báo Thanh Niên, tại miền Tây có chùa Mahatúp, còn gọi là chùa Mã tộc hay chùa Dơi, nằm tại phường 3, thị xã Sóc Trăng là một điểm du lịch khá nổi tiếng. Chùa có một khuôn viên rộng như bất kỳ một ngôi chùa Miên nào ở đây. Những tàn cây xanh yên bình và tĩnh mịch. Ban ngày, từng đàn dơi quạ mà mỗi con nặng cả ký treo mình lủng lẳng trên cành cao ngủ say
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.