Hôm nay,  

‘Hấp Hối’ 1 Làng Nghề

6/24/200700:00:00(View: 4155)

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, đặc trưng tính cách của người Việt Nam, đó chính là sự cần cù khéo léo. Điều này thể hiện rõ nhất qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, qua những vật dụng sử dụng hàng ngày được làm nên từ đôi bàn tay người Việt. Nhưng khi nhu cầu sử dụng vật chất của con người nâng cao thì những sản phẩm thủ công có nguy cơ bị xóa sổ. Nhựa, polime, hóa chất... đang ngày càng lấn dần mây, tre, lá... và những nhà máy, xí nghiệp cũng đang dần thay thế các làng nghề truyền thống. Báo Bình Dương ghi nhận thực trạng đó qua đoạn ký sự về làng làm quạt tại huyện Tân Uyên của tỉnh này như sau.

Tại xã Lạc An, huyện Tân Uyên, cảnh chộn rộn, tíu tít trò chuyện trong khi làm việc của những người đan quạt cũng như việc phơi lá buôn trắng cả đường đi có lẽ giờ đây chỉ còn trong ký ức của những nghệ nhân lớn tuổi ở đây. Hôm phóng viên đến, dò tìm mãi mới thấy đây đó vài ngôi nhà còn cái cảnh quây quần cùng nhau đan quạt. Mà cũng chỉ là những người đã lớn tuổi và những đứa trẻ sau giờ học làm thêm để kiếm chút tiền phụ giúp gia đình. "Thời hoàng kim" của những chiếc quạt nan cách đây đã qua 6, 7 năm rồi. Khi đó đến Lạc An có thể thấy nhà nhà đan quạt, người người đan quạt, vì vậy làng đan quạt cũng trở thành tên cho cả xã. Còn bây giờ thì... "Trước đây, ấp 1 là ấp có số hộ sống bằng nghề đan quạt nhiều nhất, chiếm đến 80% nhưng khoảng 6, 7 năm trở lại đây thì số lượng giảm đáng kể. Sở dĩ làng đan quạt gặp phải "cơn đại hạn" là do sự xuất hiện của các xí nghiệp sản xuất quạt máy cũng như các loại quạt máy giá mềm xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhu cầu sử dụng quạt nan giảm, giá thấp, thu nhập thấp là những nguyên nhân chính khiến nhiều hộ gia đình chuyển sang làm kinh tế khác", ông Uông Văn Định,  ấp 1 cho biết. Cũng theo ông thì hiện nay còn khoảng 40 - 50 gia đình theo nghề nhưng chỉ để kiếm thêm thu nhập chứ không phải nghề chính của họ. Thu nhập từ việc đan quạt với một người thuộc vào loại nhanh tay nhất ở đây là khoảng 22 ngàn đồng cho 100 chiếc quạt mỗi ngày. Hiện nay đang vào hè nên đến Lạc An không khí đan quạt có phần sôi độnghơn, nhưng cũng chỉ kéo dài tới tháng 9, 10 là bắt đầu ngưng dần. Nghề đan quạt những năm gần đây cũng nhàn hơn do không phải phơi lá, cũng không phải đem đến giao cho mối lái như trước. Mỗi tuần sẽ có thương lái đến giao lá đã phơi khô, cuối tuần họ lại đến lấy và trả tiền công. 

Bạn,

Phóng viên báo Bình Dương ghi nhận rằng khi rời khỏi làng quạt giữa cái nắng trưa oi bức, phóng viên này mới cảm nhận được "hơi thở" yếu ớt của cái làng nghề truyền thống.. Làm sao trụ nổi khi những chiếc quạt không còn là cần câu cơm cho người làm ra chúng, còn những người gắn bó với chúng thì đều đã ở tuổi gần đất xa trời.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đưa câu hỏi này cho bất kỳ ai, cũng thấy là có rất nhiều công trình cần xây dựng.
Điều đáng sợ là bạo lực ngày càng tăng trong các gia đình Việt Nam, vừa cả số lượng vừa cả mức độ.
Trong gia đình Việt Nam, có bao nhiêu bà mẹ bị bạo hành? Và có bao nhiêu người vợ bị bạo hành? Và có bao nhiêu người chị, người em gái... bị bạo hành?
Đó là trường hợp nhà nước Việt Nam. Dân nghèo, nước yếu, nhưng hễ xài là cứ “vô tư ngân sách,” nghĩa là, xài bất kể gì hết.
Xin nghiêng đầu cảm phục chị Cấn Thị Thêu, người phụ nữ dân oan Dương Nội đang ở trong trại giam, và không hề bị lay động trước bạo lực hay mua chuộc.
Đất nước mình cần phải nhìn lại, vì sao bạo lực đang ngày càng nhiều, từ trường tới nhà, từ sở làm tới đường phố...
Trong một bài viết mới đây, tựa đề “Việt Nam: Những con số biết nói” đăng trên blog “Góc Nhìn Alan” của kinh tế gia Alan Phan, ghi chú là “Theo Việt Nam Văn Hiến.”
Câu hỏi “Tạ ơn hay tạ lỗi” là một câu hỏi lý thú đối với dân tộc Hoa Kỳ... tuy rất nhiều phen rộng lượng với nhân loại toàn cầu, nhưng cũng từng có một thời một số người trong thế hệ tổ tiên đã gây đau khổ cho người bản xứ da đỏ.
Có nhiều lý do để bỏ học, có thể vì ra phố hôm đó vui hơn, có thể vì bài thi chưa chuẩn bị kịp, hay có thể vì hôm đó trời đẹp...
Sẽ bị đánh úp ngang hông? Đó là nỗi lo về tình hình mai phục ở đèo Hải Vân, nơi tư bản Hoa Lục muốn thuê để khai thác du lịch.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.