Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

25/08/200700:00:00(Xem: 41436)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva, được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên. Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)
Đại Dịch Corona Virus (Covid-19)-còn gọi là Virus Vũ Hán được xác định đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm 2019 ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng có thể xảy ra vài tuần trước ngày này khiến cho đến ngày hôm nay (16 tháng 4 năm 2020) ở Mỹ đã có 639,664 ca nhiễm bịnh, 30,985 người tử vong và 52,738 đã bình phục (theo Global update). Theo BS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 4 năm 2020 cho biết: “Chánh quyền Trung cộng đã cố tình đánh lừa thế giới từ nhiều tháng trước ngày 31 tháng 1 năm 2019 khi họ nói rằng Virus này chỉ lây truyền từ động vật sang người, nhưng thực sự đây là loại Virus rất nguy hiểm, không những chỉ lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng mà còn lây lan trên diện tích rộng.”
Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình, bởi lẽ nay hiểm họa này đã liên quan trực tiếp đến mạng sống quý báu của mỗi cá nhân. Biết đâu vì thế rất có thể sẽ có những biến chuyển bất ngờ quan trọng như sự kiện Bức Tường Berlin sụp đỗ thình lình không hề báo trước vào ngày 9.11/1989 đã mang lại tự do thực sự cho cả toàn vùng Đông Âu.
Trước đây với thuyết âm mưu, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt”. Với “thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình trong phiên họp của đại hội Đảng CSTQ lần thứ 11 năm 1985, trong hoàn cảnh đương thời, khi nền kinh tế Trung Quốc đang lâm vào kinh tế lụn bại, khó khăn, khủng hoảng trầm trọng. Muốn xoay xở, thoát khỏi vũng lầy chỉ còn cách “cải tổ kinh tế” rập khuôn như tư bản mà ông tổ của họ Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) trong cuốn Tư Bản Luận cho rằng tư bản sẽ giãy chết “Chủ nghĩa tư bản trong cơn giãy chết sẽ tự đào mồ chôn chính nó”.
Ngày 15/04/2020 , chỉ hai tuần sau khi cột mốc một triệu ca nhiễm trùng được ghi nhận, số lượng các trường hợp COVID-19 được báo cáo trên toàn thế giới đã vượt quá hai triệu, theo dữ liệu được tổng hợp bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland/USA.
45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt đã từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua.
Sau khi tổng thống Donald Trump hăm doạ sẽ cắt bỏ phần đóng góp của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thé giới (OMS/WHO) vì cách tổ chức này giải quyết đại dịch Vũ Hán không minh bạch và có ẩn ý, đã gây ra thảm hại khủng khiếp cho cả thế giới như hiện nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), liền phản ứng mạnh bằng cách khuyến cáo lãnh đạo các quốc gia là “đừng chính trị hoá đại dịch Covid-19 nếu không muốn có nhiều túi đựng xác chết hơn nữa “.
Tôi sống hơi dai, trải dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác nên đã có dịp đưa tiễn khá nhiều vật dụng tân kỳ (máy đánh chữ, máy fax, máy ảnh chụp phim, radio, akai cassette, DVD …) về nơi an nghỉ cuối cùng. Cứ tưởng như thế là tất cả đều đã mồ yên mả đẹp, và sẽ tiêu diêu nơi miền cực lạc nhưng thực tế lại không hẳn thế.
Báo chí đảng Cộng sản Việt Nam đang “có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại….”. Đó là thú nhận của Ban Bí thư Trung ương đảng ghi trong Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới, ban hành ngày 14/04/2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.