Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

04/06/201200:00:00(Xem: 7800)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện con cháu hỗn với ba mẹ bây giờ đã thường gặp hơn. Mà có điều lạ, trẻ em Miền Nam ít hỗn với ba mẹ hơn là trẻ em Miền Bắc. Nói thế là nhìn chung thôi, vì vẫn là cá biệt.
Nhà thơ Inrasana không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông cũng làm một hòa hài độc đáo giữa tinh hoa văn hóa Việt và Champa. Inrasara không chỉ là một cánh cửa lớn cho người muốn tìm hiểu về thi ca Việt và Chăm, mà còn là một kho tàng cất giữ lớn những gì rất nhiều người tưởng là đã mất.
Thế gian mình nhiều chuyện lạ, đặc biệt là thời này. Không biết có phải là vì thời này là mạt pháp, hay vì đó chỉ đơn giản là nghiệp lực thị hiện. Nghĩa là, những chuyện có trời mới hiểu.
Có rất nhiều những con số làm chúng ta bùi ngùi trong đời. Thí dụ, khi lên tuổi 50, hay tuổi 60. Chúng ta không cản nổi thời gian, và tóc bạc vẫn lặng lẽ bay tới, chen vào tóc, từng ngày.
Nghe bạn nói rằng, đa số hàng bên Mỹ là đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, mình mới giựt mình xem lại, hóa ra Việt Nam còn nhập đủ thứ hơn nữa.
Lúc nào cũng thế, hễ có giai nhân là có chuyện để tranh cãi. Như bây giờ, chuyện các cô hoa hậu, người mẫu, diễn viên bán dâm vẫn là đề tài bàn cãi chưa dứt ngoài phố, trong nhà, và cả trên báo chí... những nơi mà thời bao cấp không cho bàn luận công khai chuyện này lâu dài như thế.
Khi nào vàng mất giá trị của vàng? Đó là câu hỏi và là nỗi lo cho người dân Việt hiện nay.
Bây giờ, mở tờ báo nào ra xem, cũng thấy những lời kêu gọi đổi mới giáo dục, hay canh tân giáo dục, và vân vân.
Trong những giây phút nguy hiểm, khi tên tuổi tan vỡ vì những lỗi lầm của mình, đôi khi lời nói từ một người bạn thân, tuy không cứu vãn được, nhưng cũng có thể làm ấm lòng. Nhất là khi nêu ra một sự thật.
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.