Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

6/4/201200:00:00(View: 7793)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghệ sĩ thời kinh tế suy thoái tất nhiên là thê thảm... Dĩ nhiên là cũng có những nghệ sĩ ăn nên làm ra, kiếm tiền dễ dàng, nhưng phần đông vẫn là gian nan khó sống.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ chuyển biến qua từng thời kỳ, góp thêm những từ mới từng năm để làm phong phú thêm, và đẩy vào lãng quên nhiều từ cũ không còn được bao nhiêu người sử dụng. Nhưng đôi khi tình trạng mở cửa của ngôn ngữ đã bị lạm dụng, tới mức có thể gọi là mở toang cho cả rác rưởi phi-ngữ-học vào.
Thời buổi khoa học, chuyện gì cũng tìm cách đưa khoa học ra lý giải, hễ bệnh là đưa bác sĩ ra bàn luận... vậy mà nhiều người lại tin là cần thay đổi số mệnh tử vi để đời bớt khổ...
Có những chuyện tưởng như là đơn giản, nhưng lại cứ bị đưa vào danh sách tối mật. Thí dụ, danh sách các ca khúc còn bị chính phủ Hà Nội cấm hát... sau gần 4 thập niên vẫn chưa được nêu rõ. Cụ thể, có thể hỏi rằng, ca khúc nào của các nhạc sĩ Miền Nam đã được cho phép hát? Không có câu tar3 lời minh bạch.
Cái thời nữ sinh e ấp bây giờ không còn bao nhiêu nữa. Chuyện đau lòng là, tình hình nữ sinh mất đạo đức ngày một tăng.
Học sử, thế nào cũng nghiệm ra vài điều lý thú. Nhưng rất nhiều người tìm lại sử, có lẽ cũng chỉ vì không nói thẳng được những lời muốn nói cho chuyện thời nay.
Bạn thân, nhà nước đang than phiền rằng sách giả đang tràn lan tại Việt Nam. Và nhà nước vẫn đang lúng túng trước nạn sách giả lan tràn. Thế là, họ đòi “quản lý toàn diện.”
Tay không thì là hỏng, nhưng tay cầm phong bì lại là chìa khóa vạn năng, mở được vô số cửa dù là hóc hiểm tới đâu. Đó là chuyện của quê nhà.
Nhiều danh từ hiện nay đang bị tránh né tại Việt Nam, trong đó có chữ “đình công.” Có phải chữ này là cái gì ghê gớm hay không? Hay phải chăng, nhà nước VN bây giờ không còn đại diện cho giai cấp công nhân nữa? Đó là những câu hỏi liên tục gợi ra trong các bản tin về lao động.
Nên phiên âm thế này, hay phiên âm thế kia, hay là nên bỏ hẳn phiên âm? Đó là những câu hỏi nêu ra nhiều thập niên trước, vậy mà bây giờ Bộ Giáo Dục vẫn còn chưa trả lời xong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.