Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

6/4/201200:00:00(View: 7808)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện công an đánh dân đã và đang cứ xảy ra thường xuyên. Và rồi tin hôm Thứ Sáu cho biết, laạ có thêm một học sinh lớp 8 bị dùng gậy đánh tới nổi té xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Một tượng Phật ở tỉnh Đắc Lắc sẽ phải di tản trước ngày 30-4 năm nay, theo lệnh Tỉnh Ủy.
Nhà văn Văn Giá, cũng là một Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, nói trên VietnamNet rằng “Chỉ Hà Nội mới có "văn hóa chửi"...”
Dịch là một việc làm khó khăn, đầy gian nan, nhưng sẽ giúp được cho nhiều người khác có thể tiếp cận một nền văn hóa nước khác, có thể tìm đọc những vùng văn chương khác ngoài quê nhà. Do vậy, dịch thuật là điều cần thiết.
Có cách nào để tận diệt nạn bằng cấp giả? Nhìn đi nhìn lại, ai cũng thấy thực sự là khó đối với trường hợp Việt Nam. Trừ phi là thay đổi tận gốc cơ cấu tiến thân của các tài năng đất nước.
Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam: bị chận xe bị vi phạm luật giao thông, thế là hù dọa công an là sẽ “cho xử luôn” cả Bộ Trưởng Công An... vì có thân thế với Thủ Tướng.
Câu chuyện nộp tiền để chạy ghế là các cấp cao, từ lâu ai cũng biết. Vì ghế cao, từ cấp trung ương xuống tới thành ủy, tỉnh ủy, quận ủy... đều có quyền lực, và quyền lực sẽ để ra tiền. Nghĩa là chi một và thu gấp nhiều lần.
Chuyện nghe như lạ, nhưng lại xảy ra ở thủ đô Hà Nội: sách chôm, nghĩa là đạo sách, nhưng vẫn trúng giải cấp quôc gia. Thuê người dịch 16 chương sách, ghi tên mình là tác giả, thế rồi trúng giải cấp quốc gia.
Đất nước mình chuyện buồn lúc nào cũng nhiều hơn chuyện vui. Biết làm sao bây giờ.
Chuyện rất lạ cho một vùng Biển Đông nơi đầy những tàu lạ của nước lạ: nhà nước Hà Nội chưa in tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa vì chưa có kinh phí...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.