Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

2/27/200100:00:00(View: 6103)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn đã từng sống ở Sài Gòn thì biết rồi. Nét đẹp Sài Gòn là cái gì trừu tượng, thường chỉ cảm mà có khi nói không ra được, thường hít thở nét đẹp này như không khí vào phổi nhưng để giải thích lại không tìm được lời. Tuy nhiên, nét đẹp của vùng Chợ Lớn lại là cái gì đơn giản hơn, thấy được, nghe được, sờ được, nếu được.
Có những câu chuyện nghe như trên Sao Hỏa. Nghĩa là rất khó tin, vậy mà vẫn xảy ra. Và khi đã xảy ra, là phải đặt vấn đề. Và khi xảy ra hoài, là tất có chuyện không ổn.
Khi bạn có thì giờ, những nơi nào bạn sẽ tới thăm?
Nhậu là truyền thống của đàn ông Miền Tây. Khi mùa cá, tôm đầy đồng, khi mùa gặt đã kết thúc... khó ai cầm lòng đặng khi bạn hữu được cơ hội tụ tập để cùng nâng ly.
Dân Sài Gòn hồi xưa ưa mắng nhau là đồ dịch vật... hàm ý rằng người bị mắng là dân tệ hại lắm, thế nào tới lúc trời đất tru diệt bằng cách đưa ra một trận dịch để vật ngã đương sự. Tất nhiên chỉ là một cách nói thôi.
Phá đi thì dễ, nhưng xây dựng thì khó. Ai cũng biết như thế.
Chuyện nhờ người phiên dịch là thường, rất là bình thường. Vì dở ngoại ngữ là bình thường. Vấn đề là, dở thì cần khiêm tốn học, để vượt qua rào cản ngoại ngữ. Nhưng không nên để gây các tai hại lẽ ra không nên có.
Sài Gòn tuy không là thủ đô, nhưng thực tế vẫn là thành phố lớn nhất VN, là thủ đô kinh tế của VN, và riêng về ẩm thực có lẽ không nơi nào có nhiều bếp trưởng tuyệt vời như Sài Gòn.
Những người bị kỳ thị nhất tại VN hiện nay chính là người đồng tính luyến ái, dù đồng tính nam hay nữ. Bất kể rằng xã hôi đã cởi mở hơn so với thời ông bà mình, người đồng tính bây giờ vẫn bị kỳ thị từ làng xóm, cho tới nơi sở làm.
Có những chuyện không hình dung nổi... và các tai hại này luôn luôn xảy ra cho dân nghèo. Có lẽ, hiếm khi nghe chuyện nhà giàu gặp nạn. Thí dụ, như bị bác sĩ cắt nhầm 2 quả thận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.