Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

2/27/200100:00:00(View: 6107)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn có bao giờ nghĩ rằng chúng ta là những người ưa nhậu? Vậy mà dưới mắt nhiều người ngoại quốc, hình ảnh đàn ông Việt Nam ưa nhậu lại là ấn tượng khó quên của họ.
Đó là những chuyện diễn ra hàng ngày, quanh đây: những bữa ăn ngập đầy hóa chất. Hóa chất thực ra là một phát minh tuyệt vời của nhân loại, vì nếu không có ngành hóa học phát triển như hiện nay, khoa học không thể đem tới cho nhân loại quá nhiều tiện như như hôm nay.
Một thời, chúng ta say mê đọc truyện Tàu. Những tác phẩm kinh điển như Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký, vân vân... liên tục như được đọc từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Những trang giấy xưa cổ, ấp ủ những thông tin quý giá về những thời xa vắng của quê nhà, đang biến dần đi.
Học sinh là người của tương lai. Đất nước sau này hưng vong đều nhờ vào các học trò đang ngồi miệt mài học ở các trường lớp. Và không giúp các em, có nghĩa là tự mình cắt đứt những mầm hưng thịnh tương lai của đất nước.
Có một kiểu nói thường nghe quen ở Sài Gòn, khi bất chợt thấy xảy ra những điều trái mắt trái tai: dzô dziên. Nghĩa là “vô duyên.”
Một thời chúng ta ngồi miệt mài đọc sách ở Thư Viện Chùa Xá Lợi, rồi ở Thư Viện Lincoln, rồi ở Thư Viện Quốc Gia... đó là chưa kể những ngày đứng bên các kệ sách Khai Trí để đọc chùa, đọc cọp. Những kỷ niệm về thời say mê sách vở như còn in đậm trong trí nhớ, bất kể những chòm tóc bạc đã phất phơ trước mắt.
Nhiều người nói rằng dân Việt Nam không có văn hóa chen lấn. Nghĩa là, không chịu đứng vào hàng, cứ chen lên trước, cứ chen vô giữa, cứ lấn cho người ta dạt ra sau để mình đứng trước. Có đúng như thế không, và tại sao?
Tại sao những chuyên gia ưu tú, những sinh viên xuất sắc lại muốn rời bỏ Việt Nam? Có phải vì quê nhà đã trở thành nơi chỉ giành những vị trí tốt cho con cháu cán bộ, và để mặc cho các sinh viên tốt nghiệp đaị học ra đường phố ngồi bán trà đá, đạp xe bán dạo cà phê?
Xiếc là một nghề khó theo đuổi. Không phải ai tập cũng được. Do vậy, khi một gánh xiếc lưu diễn vào một thành phố, ai cũng háo hức muốn xem những trò biểu diễn lạ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.