Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 6111)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn bằng đại học trên nguyên tắc sẽ mở ra nhiều cánh cửa thành công, vì nó không chỉ làm cho người giữ văn bằng niềm tự hào vì đứng biệt lập với đám đông đa số, nhưng cũng chứng tỏ một tri thức cần thiết cho một số việc chuyên môn.
Đó là một chữ lạ, “truyện ngôn tình.” Thực ra, thể văn chương này không lạ. Nhưng lạ chỉ là, khi thể truyện này tạo thành một niềm say mê cho tuổi trẻ Việt Nam một cách bất thường. Chúng ta có thể thắc mắc: tại sao tuổi trẻ quay đầu với xã hội, và để rồi vùi đầu vào trang sách truyện ngôn tình?
Có những chuyện không thể cứ để xảy ra hoài. Bởi vì, người xưa nói, như chim thoát chết sau khi bị tên bắn, từ đó về sau hễ gặp cành cong là nghĩ tới cung. Người tất nhiên cũng có những nỗi quan tâm tương tự.
Công ty nào cũng thế, luôn luôn đòi hỏi người lao động phải có khả năng hoàn tất công việc được giao phó. Nghĩa là, đúng nghề, đúng việc.
Cuộc đời luôn luôn đổi dời. Không có gì bất biến, trường cửu. Tuổi thanh xuân của chúng ta rồi già, rồi suy yếu. Những ngôi làng tại Việt Nam cũng thế, những nét truyền thống mờ nhạt dần. Tất nhiên là, đổi mới phaỉ có tốt và cả xấu, ai cũng biết.
Một thời chúng ta nhìn các thầy giáo, cô giáo như những vị thần linh... nhưng bây giờ thì không như thế nữa.
Một thời, chúng ta từng ngồi đọc sách ở các thư viện Sài Gòn. Nơi đó, thời đó, chữ nghĩa còn là cái gì rất mực thiêng liêng.
Hãy hình dung rằng, khi các em bé tiểu học đọc sử, nhìn hình Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ Tướng Bùi Thị Xuân... cỡi voi, chỉ huy quân binh ra chiến trường... và rồi sẽ hỏi, xem con thú gì khổng lồ lạ kỳ, đang sử dụng thay cho ngựa chiến...
Có những điều như dường bất khả vẫn xảy ra trong đời naỳ. Không, chúng ta không bàn chuyện phép lạ, hay bất kỳ những gì siêu nhiên nơi đây. Chỉ bàn về cõi người của mình thôi.
Chúng ta đang sống trong một thời lắm bệnh, và do vậy để chữa lắm bệnh tất phải có thuốc đa dụng, đa năng... Làm sao tìm ra phương thuốc đa dụng,đa năng?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.