Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 6112)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có ai hiểu gì về thế giơi của người cõi âm? Và nếu có ai tự nhận là hiểu biết về thế giới cõi âm, có thật rằng họ hiểu được bao nhiêu phần cõi âm, giả sử là có thật, để rồi về khuyên chúng ta thế này, khuyên chúng ta thế kia?
Chuyện gì cũng vậy, cũng cần có một khuôn phép gọi là chuẩn mực, bấy giờ mới thấy hết cái đẹp, cái tinh vi. Nếu không có chuẩn mực, tất sẽ hỗn loạn, sẽ chỉ là tiếng ồn của người tâm thần.
Trong khi chúng ta đọc tràn ngập những tin hình sự hàng ngày ở Hà Nội, ở Sài Gòn, ở Cần Thơ... đời sống trở nên đầy những nỗi lo, những sợ hãi. Rồi may mắn, đôi khi gặp những bản tin làm dịu lòng mình xuống, khi niềm tin được khơi dậy về cái thiện bản nhiên trong lòng người.
Có những dòng chữ viết lên vách, và đời sau ca ngợi là thơ thần, bút thánh. Có những nét vẽ sau khi hoàn tất trên vách, lập tức trở thành bất tử.
Bạn hãy hình dung rằng khi một công nhân bị nợ lương, là bao nhiêu chuyện thảm họa dây chuyền sẽ xảy ra. Vậy mà đó lại là hiện thực đang diễn ra đối với hàng chục ngàn công nhân.
Tình yêu mang tới hạnh phúc cho đời người. Tình yêu là sự chia sẻ, là niềm vui, là chung bước để cặp tình nhân dìu nhau đi trên những năm tháng gian nan của đời người. Tình yêu như thế cũng là tránh nhiệm, là gánh vác một phần gánh nặng trăm năm cho nhau.
Cái đầu mình khá u tối, nên rất thường khi gặp những chữ viết tắt trên báo chí Việt Nam, nghĩ hoài cũng không ra nổi. Như thế, gặp các trưoòng hợp tối nghĩa, hay chữ ít gặp, thì đành chịu. Nghĩa là, mình nghĩ, chức năng truyền thông của báo chí chưa đạt nổi.
Mỗi người đều mang ơn một số thầy giáo, cô giáo nào đó. Từ bậc mẫu giáo, bậc tiểu học, bậc trung học và rồi đaị học... thế nào cũng có lúc chúng ta sơ xuất, vấp ngã và rồi được một thầy giaó hay cô giáo chìa tay ra giúp, đỡ lên và dìu chúng ta đi tiếp.
Quý thầy giáo và quý cô giáo, tức là ngành giáo dục, trên nguyên tắc là phải tuyệt vời trong sáng đạo đức. Lịch sử Việt Nam cũng đã từng có những thấy giáo tuyệt vời, như Thầy Chu Văn An, như Thầy Nguyễn Đình Chiểu...
Nghệ thuật là gì? Và làm vai MC để dẫn chương trình trong các buổi họp mặt, tiệc cưới... có cần tới nghệ thuật không? Và nếu thiếu nghệ thuật, các buổi đó có trở nên nhạt nhẽo hay không? Thậm chí, nếu không khéo, MC có thể làm mất vui cả một tiệc cưới hay không?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.