Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

11/19/200500:00:00(View: 6735)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo SGGP, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ, bờ sông Hồng thuộc khu vực Hà Tây và Hà Nội lại sạt lở. Tuy nhiên, hiện nay đang mùa khô, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra khiến hàng trăm ngôi nhà đứng trước nguy cơ bị sông Hồng "nuốt chửng".
Theo báo quốc nội, trên địa bàn huyện Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa, tỉnh cực Bắc của miền Trung, có một con sông được đào vào thời Hậu Lê, được dân địa phương gọi là sông Vua. Sông này đã tồn tại trên 3 thế kỷ, nhưng chỉ trong vòng hơn một thập niên qua, khi nghề xẻ đá bắt đầu manh nha tại địa phương vào năm1989, sông này đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Theo báo quốc nội, thời gian đây, loại hình chợ cóc, chợ "tự phát" ngày càng phát triển tràn lan ở các quận vùng ven và ngoại thành. Hiện trạng này đã ảnh hưởng lớn đến việc buôn bán của các tiểu thương ở các khu chợ chính, do khách bỏ chợ ra mua hàng ở các chợ cóc ven đường. Về giao thông, các chợ cóc này làm cho những tuyến đường huyết mạch của thành phố Sài Gòn vừa mới mở rộng giờ bỗng hẹp lại, và tình trạng an toàn giao thông cũng lộn xộn, gây nạn kẹt xe kéo dài hàng giờ.
Cuối năm, Sài Gòn tràn ngập những cơn gió lạnh. Cũng vào những ngày này, trên đường phố, có những phụ nữ dáng dấp quê mùa ăn mặc phong phanh, đẩy xe mua bán ve chai hoặc gánh hàng rong hòa vào dòng người xe trên phố. Vì hoàn cảnh, rất nhiều người trong số họ năm nay đành chấp nhận ăn Tết xa nhà.
Theo báo quốc nội, trong những tháng cuối năm 2005, tại các xã ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung, những trận bão liên tiếp đã gây sạt lở các khu cư dân. Nhiều nơi, cư dân phải di dời khẩn cấp để tránh hiểm họa do triều cường gây ra. Tại tỉnh Quảng Nam, sau cơn bão số 8 vào tháng 11/2005, nhiều xóm làng chài tan hoang, các gia đình ngư dân sống trong cảnh khốn cùng.
Theo báo quốc nội, tại nhiều làng ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cứ đến mùa mưa lũ, nước dâng cao, chia cắt, cô lập thôn làng với thị trấn của huyện. Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển của dân các làng này là những con đò nhỏ qua sông. Vào những ngày mưa lớn, đò không vượt sông được, nguồn lương thực đã cạn, nhiều gia đình phải nhịn đói. Trong tình cảnh như thế, dân làng ước mong có chiếc cầu bắc qua sông.
Theo báo quốc nội, trong ba tháng qua, nhiều đường dây số đề trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị phát giác, điều này cho thấy nạn số đề vẫn tiếp tục tồn tại, làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, nợ nần vì chơi số đề và thua đậm trong nhiều ngày. Trong loại hình cờ bạc này, chỉ có trùm các đường số đề là thu lời lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.