Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

11/19/200500:00:00(View: 6722)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, cứ vào cuối năm, trên địa bàn thành phố Sài Gòn có các phiên chợ đặc biệt bán hàng Tết. Những phiên chợ này không diễn ra tại những ngôi chợ trung tâm của các quận, mà tập trung tại những địa danh quen thuộc với cư dân Sài Gòn như: Chợ lá dong ông Tạ, chợ "tài lộc" Hải Thượng Lãn Ông, chợ thư pháp Trương Định.
Tranh dưa là môn nghệ thuật hiếm hoi chỉ của một vài nước châu Á, vốn nổi tiếng là những quốc gia có tập quán tỉ mỉ, cầu kỳ, điển hình là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản. Tại Sài Gòn, vào dịp Tết, có 1 nhà hàng khách sạn đã gây sự thích thú cho thực khách bằng những bức tranh dưa mừng năm mới. "Họa sĩ" vẽ những bức tranh này chính là những đầu bếp nhà hàng.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong dịp Tết năm nay, hầu hết nhà vườn trồng mai ở ngoại thành Sài Gòn đều "xính vính" vì diễn biến thời tiết bất thường vào những tháng cuối năm. Vừa dứt những cơn mưa muộn thì "đụng" các đợt không khí lạnh tràn về, thêm vào đó xuất hiện sương mù vào buổi sáng, triều cường lớn gây ngập úng diện tích rộng.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong những ngày này, ở các khu vực ngoại thành Sài Gòn, các vườn mai đã nhộn nhịp. Dân buôn đi săn mai "độc" hoạt động ráo riết để tuyển mai đưa ra Bắc. Những dân buôn mai chuyên nghiệp đã đổ ra các vườn mai ở Thủ Đức, Quận12, Hóc Môn, những "lãnh địa" mai của TP.SG và miệt Đồng Nai, Bình Dương...
Trong hơn 5 năm qua, nhiều khu dân cư trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị Ủy ban các quận, huyện giải tỏa để lấy đất xây dựng các dự án đô thị. Tại nhiều khu vực, các ngành chức năng không hề có kế hoạch tái định cư cho các gia đình bị giải tỏa, người dân bị đẩy ra đường. Với tình trạng như thế, người dân tiếp tục "đời tạm cư" của mình, tạm cư đến nay đã ba, bốn năm
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại VN, mùa tết năm nay đến sau cơn dịch cúm gia cầm, cơn bão số 8 và những ngày thời tiết thất thường... nên cùng với xuân về, tết đến là bao nỗi lo âu, khốn khó đến với không ít người dân. Nhiều người chăn nuôi cho biết đang rơi vào vòng lẩn quẩn: nuôi gà, dịch cúm, thua lỗ và nợ nần, rồi lại nuôi gà...
Theo báo quốc nội, vài năm gần đây, vào dịp gần Tết, tại ngoại ô Sài Gòn và vùng ven thành phố Biên Hòa, gần các trường đại học, cao đẳng, trung học hoặc đường vào khu công nghiệp ở thường hay xuất hiện các mẩu tin "Cần người giúp việc", từ làm bánh mứt đến phụ quán, bán hàng và đủ loại công việc linh tinh tạm thời khác.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn VN, sẽ có đợt triều cường với mực nước lên đến 1.4m xuất hiện tại TP.SG vào dịp Tết Bính Tuất, đỉnh triều rơi đúng vào mồng 3-5 tết. Tại nhiều khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nhất bởi triều cường, cư dân cho biết đã nhiều năm nay hễ có triều cường là các tuyến bị chìm sâu trong nước.
Cứ vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, cờ bạc lại rộ lên khắp nơi. Tại thời điểm này, trên địa bàn Sài Gòn, các sòng bạc đã mọc lên khắp nơi: lề đường, chợ, bến xe, trong hẻm, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, thậm chí cả cơ quan nhà nước CSVN..
Cứ vào khoảng giáp Tết, tại các thành phố lớn ở VN, nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ chế biến những loại hàng phục vụ Tết Nguyên đán đều rất cần người phụ việc. Biết được nhu cầu này, từ vài năm nay các sinh viên nghèo, những người lao động nhập cư sống xa nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.