Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

19/11/200500:00:00(Xem: 6700)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào dịp cuối năm, tình trạng xe dù, bến cóc lại hoạt động rầm rộ. Các xe đò không thuộc hệ thống quản lý của các bến xe chính thức, đã lập thành bến "di động" ở ngay trước cổng Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây để chặn đón khách. Và trên lộ trình, nhiều hành khách đi trên những chuyến xe dù đã bị sang xe, trả thêm tiền, bị thả xuống giữa đường mà không biết khiếu nại với ai.
Theo báo Thanh Niên, các ngân hàng tại thành phố Sài Gòn hiện nay hầu như luôn bị những người môi giới tín dụng rình rập để ăn tiền huê hồng của người đi vay. Những người này bỏ túi ngay những khoản huê hồng rất lớn, thậm chí đến 10 - 15% bởi biết cách làm cho những hồ sơ tín dụng lẽ ra không được giải quyết cho vay thì lại được, chỉ được vay ít thì lại được vay nhiều nhưng không bị "lộ", vì những hợp đồng tín dụng ấy đã được sự bảo kê của các viên chức ngân hàng thông qua cò tín dụng.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ dến cuối năm là các quận nội thành đua nhau "làm mới" vỉa hè. Điều đáng nói là có những đoạn vỉa hè chỉ hư hỏng nhỏ, thậm chí còn rất tốt cũng bị bóc lên, băm nát, gây trở ngại giao thông và sự đi lại của dân chúng.
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại xóm Bến thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Xóm làng này bề ngoài cũng bình yên như bao làng quê khác. Thế nhưng bên trong đang có nhiều người dân sống âm thầm, khổ sở vì bệnh bướu cổ từ lâu mà chưa có điều kiện chữa trị triệt để. Một điều lạ, phần lớn người bị mắc bệnh này đều là nữ giới, tuổi cao.
Theo báo quốc nội, ngày 22 tháng 12 vừa qua, Tòa án CSVN Sài Gòn đã khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử 32 bị cáo của 1 đường dây buôn bán ma túy xuyên Việt Nam. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày, và chánh phạm của vụ án là 1 sinh viên 24 tuổi, tên là Trần Xuân Hà. Sinh viên này đã điều khiển một hệ thống vận chuyển và phân phối ma túy rất qui mô.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau 12 giờ đêm, các chốn chơi đêm ở vũ trường, quán bar, lần lượt đóng cửa, dân chơi đêm đổ ra đường tìm về các "đặc khu ăn uống" để tiếp tục cuộc chơi. Những điểm đến gắn với ăn nhậu không có giới hạn giờ giấc, được mở cửa thâu đêm suốt sáng, còn khách, còn người phục vụ.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn.
Theo báo quốc nội, tại ấp Quảng Lộc, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, có một cư dân tên là Nguyễn Công Lộc đã dày công sưu tầm những chiếc xe máy của Ý được sản xuất từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đem về nhà trưng bày. Đây là thứ tài sản vô giá mà chưa chắc có tiền đã mua được.
Theo báo quốc nội, những năm trước đây, nhiều nhà hàng ở TP.SG có những món ăn mới lạ mà nhiều người nghe tên còn thấy lạ hoắc như bò cạp, dế cơm, thằn lằn núi, mối chúa... Nhưng vài năm gần đây, những món ăn đó đã trở thành quen thuộc của nhiều cư dân Sài Gòn và nhiều người đã kiếm sống bằng nghề bán côn trùng.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, TTXVN, hậu quả lũ lụt trong những ngày vừa qua để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, từ tỉnh Thừa Thiên đến tỉnh Khánh Hòa. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Bình Định và Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Tại hai tỉnh này, các làng quê xơ xác, tiêu điều, tang thương sau những ngày mưa lũ lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.