Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7277)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có một thôn làng đã bị cô lập với xã, huyện do bị ngăn cách bởi một con sông. Ở đó, không có đường giao thông, trường học, trạm y tế... nhưng có những quặng điểm titan hàm lượng lớn được phát giác từ năm 2004. Và trong hơn 2 năm qua, những bãi quặng titan (vàng đen) đã bị
Theo báo Lao Động, tại 1 ấp của tỉnh Bình Dương, hiện có hơn 100 gia đình sống trong vùng giải toả phải chịu cảnh sống cơ hàn, nhà dột, vách nát, vườn hoang, đường sá lầy lội... Họ mòn mỏi chờ được tái định cư theo dự án của tỉnh, thế nhưng đất để xây dựng khu cư dân mới đã bị công ty phụ trách dự án này đã đem bán
Theo báo SGGP, những ngày này, trên địa bàn miền Tây Nam phần, tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); Bình Minh (tỉnhVĩnh Long); Chợ Mới, Phú Tân (tỉnh An Giang); Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ)..., từ chạng vạng tối đến tận sáng sớm, nhiều người dân làm nghề chài lưới kéo nhau đi "săn" cá bông lau như ngày hội
Theo báo quốc nội, tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thuộc thành phố Đà Nẵng, có 1 làng cổ Phong Nam ở gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi
Theo báo Lao Động, tại vùng núi tỉnh Quảng Nam, có huyện Phước Sơn được mệnh danh là huyện vàng với nhiều bãi vàng đang được khai thác. Trung tâm của huyện này làthị trấn Khâm Đức, nơi tạm cư của hàng ngàn dân đào cho các chủ bãi vàng. Từ vùng đồng bằng Quảng Nam lên huyện này, ngoài "phương tiện nguyên thuỷ" là cặp giò
Theo báo quốc nội, ngay sau khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (dành cho học sinh lớp 12), hiện nay hàng chục ngàn thí sinh ở thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận lại ngày ngày có mặt tại các lò luyện thi để nhận cấp tốc cái gọi là "các kiến thức và kỹ năng giải đề", hòng giành được một chỗ ngồi ở giảng đường
Theo báo SGGP, nông dân trồng rau ở các huyện ngoại thành của Sài Gòn vô cùng vất vả khi chở rau đi bán. Muốn được vào bán ở các chợ do xã, huyện lập ra, nông dân phải đóng tiền thuê quầy sạp, nhưng với số tiền hàng chục triệu đồng, nhiều gia đình không đủ khả năng, cuối cùng họ phải đem rau bán ở các chợ rau di động
Theo báo Thanh Niên, hiện trên địa bàn thành phố Sài Gòn có 2,900 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu chỉ tính một tiệm cầm đồ thực hiện giao dịch 10 triệu đồng/ngày, số tiền lưu chuyển qua các tiệm cầm đồ ở thành phố Sài Gòn lên đến hàng chục tỉ đồng/ngày. Thế nhưng, hoạt động của rất nhiều các tiệm cầm đồ
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Sài Gòn và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, một số công ty có xảy ra đình công đã quyết định sa thải người lao động chỉ vì lý do người lao động đó đã tham gia đình công...Việc làm này của doanh nghiệp rõ ràng là sai luật nhưng vì những lý do khác nhau, nhiều lao động
Theo báo SGGP, hình thức cho "thuê mướn lao động" của các công ty dịch vụ cung ứng lao động trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang gây thiệt thòi về quyền lợi cho hàng ngàn lao động làm việc trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, vì rằng mức lương cơ bản được ký thấp hơn nhiều so với quy định. Các chuyên viên ngành quản lý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.