Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7269)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Cần Thơ, ngày xưa, Đồng Tháp Mười được biết đến vì là nơi "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh", là cái rốn nước, rốn cá của miền Tây Nam phần trong mùa nước nổi. Bây giờ, cùng với sản xuất nông nghiệp, nhiều người dân nghèo nơi đây có thêm một nghề mới để kiếm sống tăng thu nhập cho gia đình. Đó là nghề dựng
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại vùng biên giới miền Tây Nam phần, có "chợ nhà sàn" ở gò Tà Mâu, thuộc khu vực Tà Keo, Cam Bốt, đối diện với xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, thường được dân Châu Đốc gọi tắt là chợ Gò. Đó là ngôi chợ lâu nay được biết đến là chợ đầu mối đồ lậu nổi tiếng vùng Châu Đốc
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, rừ trong đến ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TPSG, các doanh nghiệp đều ca cẩm khan hiếm lao động. Trong khi đó, ở các trung tâm, cơ sở dịch vụ lao động lúc nào cũng đầy ắp thông tin tuyển dụng. Nhưng đối với nhiều người, nhất là lao động ở tỉnh lên, kiếm được việc là một
Tại khu vực phía Bắc của miền Trung, lâu nay, trong dư luận vẫn lưu truyền tin đồn có một ngôi làng ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chuyên nghề ăn mày. Vài người trong giới "cái bang" cho rằng người làng Quảng Thái đi ăn mày là do trong làng có đền thờ ông tổ cái bang và ăn mày là tập tục không 
Cơn bão Chanchu đã qua được 2 tuần. Ngư phủ của các làng chài dọc miền Trung đã trở lại công việc hàng ngày của mình; chỉ có thân nhân của những người xấu số thì vẫn tiếp tục đợi chờ trong vô vọng. Theo báo quốc nội, chưa có con số thống kê chính xác về thực trạng của từng gia đình có người tử nạn trong bão Chanchu
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, tại VN, nhiều lái thương đã thu mua côn trùng để bán cho khách nước ngoài. Có những con bướm được bán với giá hàng trăm Mỹ kim, có những cặp bọ cánh cứng được trả giá cả 5 - 6 triệu đồng. Với những món hời lớn như vậy, các thợ săn sẵn sàng phá nát các ngọn cây để giăng lưới bắt bướm
Theo báo Tuổi Trẻ, tại thành phố Sài Gòn có một gánh xiếc mà tất cả diễn viên không được đào tạo "bài bản theo trường lớp", dụng cụ diễn là những món tự tạo, sân khấu có khi là sân trường học, thảo cầm viên, hội chợ, hè phố...Các thành viên trong gánh xiếc đều có chung một hoàn cảnh mồ côi, lang thang đường phố tụ hội về
Theo báo Lao Động, dư luận thị xã Kon Tum trong tháng 5 này đã lên "cơn sốt" trước sáng kiến kỳ quặc của hiệu trưởngTrường Tiểu học Lê Hồng Phong. Để đối phó với áp lực nhập học trái khu vực cư trú của học sinh xin vào lớp 1, viên hiệu trưởng trường này cho phát hành "phiếu đăng ký ủng hộ" rồi nhận học sinh từ trên xuống dưới
Theo báo SGGP, tại miền Bắc VN, có ngọn núi Mẫu Sơn nổi tiếng với những bài thuốc cổ truyền của người sắc tộc Dao. Núi này cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía đông, nằm trên địa bàn 3 xã: Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Dân bản xứ Mẫu Sơn là người Dao, do tập quán sống và canh tác
Theo báo Người Lao Động, tại Sài Gòn, các công ty đua nhau mở các chương trình tìm kiếm sinh viên giỏi, nhưng không phải ai cũng có cơ hội. Dù ngày càng có nhiều công ty mở các chương trình, hoạt động nghề nghiệp, việc làm thu hút đông đảo sinh viên tham gia, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lọt vào tầm ngắm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.