Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7276)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo Đầu Tư dẫn tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), từ tháng 7/2005, khi Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu kiện phía Việt Nam bán phá giá sản phẩm giày mũ da và áp mức thuế sơ bộ khởi điểm 4.2% đối với giày mũ da của Việt Nam xuất cảng sang Liên hiệp châu Âu, lượng đơn hàng giảm mạnh. Đó là chưa kể đến nay
Theo ghi nhận của báo quốc nội, khi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.SG... công an CSVN đang tập trung truy bắt những ổ nhóm cờ bạc, thì những ông trùm cá độ túc cầu đã tìm cách di chuyển vùng hoạt động sang các địa bàn lân cận, hình thành những "trung tâm cờ bạc" lớn mà con bạc chẳng ai khác ngoài những nông
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại tỉnh Quảng Nam, nhiều năm qua hàng trăm gia đình cư dân sinh sống dưới chân núi mỏ vàng Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh luôn sống trong tâm trạng lo âu thấp thỏm, bởi chất cyanua dùng trong việc đãi vàng đã ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và một
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại một xã của tỉnh Hà Nam, miền Bắc VN. Tại xã này có một làng chài trên sông Đáy. Ở đây có gần 200 con thuyền lớn nhỏ nằm bất động trên sông. Sống trên dòng sông Đáy, họ mang trong mình bao nỗi lo âu, lo chạy từng bữa ăn, lo vì không có việc làm, lo vì đến một mảnh đất "cắm dùi"
Theo báo quốc nội, tại VN, đối với cư dân các sắc tộc thiểu số miền núi, nhà rông là một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống đặc trưng và đặc sắc. Nhà rông là ngôi nhà sàn công cộng của từng làng, tùy theo từng sắc tộc, nhà rông có tên gọi cụ thể khác nhau. Người Cơtu gọi nhà rông là gươl; người Co gọi là hycơh
Chưa học lớp 1 đã phải đi luyện thi. Chuyện khó tin nhưng có thật ở TP.SG. Phần lớn các bé 6 tuổi ghi danh xin dự tuyển vào lớp 1 chương trình tiếng Anh (năm học 2006-2007) đều được bố mẹ cho đi "luyện" để chuẩn bị ứng thí trong kỳ khảo sát năng khiếu ngoại ngữ vào ngày 12 tháng 7/2006. Báo Tuổi Trẻ ghi lại  những cảnh tượng
Theo báo quốc nội, vào nững ngày cuối tuần, Trường đua Phú Thọ ở thành phố Sài Gòn lại tràn ngập những tiếng reo hò của dân mê ngựa đua. Ít ai biết rằng, để những chiến mã phi nước đại về đích trong tiếng reo hò dậy sóng, trong niềm vui tột độ của cả hàng chục ngàn người trên khán đài trường đua, những người nuôi ngựa
Vòng chung tuyển World Cup 2006 đã được hơn nửa chặng đường với các trận đấu vòng 1 và vòng 2. Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, dân cá cược túc cầu kẻ khóc người cười sau những trận cầu nửa đêm về sáng. Dịch vụ cầm đồ cũng "chong đèn" phục vụ sáng đêm, mức lãi suất được đội lên cao ngất ngưởng 
Theo báo SGGP, thành phố Sài Gòn hiện có hàng trăm chung cư cũ, thời gian sử dụng trên 30 năm, đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt, trên 100 chung cư đang đứng trước nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa mưa. Thế nhưng, tiến trình tu bổ, tháo dỡ các chung cư cũ này vẫn đang giậm chân tại chỗ
Theo báo SGGP, trên địa bàn quận Bình Thạnh thành phố Sài Gòn, có khu tạm cư Cù Lào Chà, thuộc phường 17, được xây dựng từ năm 1998 để giải quyết nơi cư trú cho một số gia đình cư dân bị giải tỏa khi thực hiện dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Lúc đó, các gia đình cư dân về tạm cư nơi đây cũng không lo lắng lắm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.