Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7312)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thời gian gần đây, tại các khu vực cư dân bị giải tỏa, các công trình xây dựng trên địa bàn TPSG, luôn có một số người thường xuyên túc trực nhằm tìm kiếm những món đồ bị vứt đi. Được xem là "giới quí tộc" trong nghề ve chai, thành phần này rất kén đồ để nhặt, họ chỉ chọn những thứ có giá để đem bán cho các lái thương, chủ vựa thu mua phế liệu, hàng cũ.
Tại tỉnh Bạc Liêu có 1 khu vực được cư dân địa phương gọi là "khu đất hoàng gia". Đó là tên gọi từ người dân hai xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, đặt cho khu đất thuộc rừng phòng hộ ven biển của xã Vĩnh Thịnh. Các cán bộ có đất đã cho người dân mướn lại để thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Tại miền Tây Nam phần, cư dân sống ở các khu vực ven rừng đang phải đối mặt với hiểm họa cháy rừng. Tại khu rừng U Minh hạ, trong tháng 4 này, nắng như chụp lên những thân tràm. Dưới các dòng kênh mang màu sẫm đặc trưng của rừng, nước sắp sửa cạn, có nơi chỉ còn chưa đầy 0,5m. U Minh hạ bây giờ chỉ cần một tàn thuốc rơi vô ý là có thể gây ra thảm họa cháy rừng.
Theo báo quốc nội, ngày 7/4/2005 vưà qua, Công an CSVN Hà Nội đã phát giác 1 đường dây chuyên sử dụng các hình thức làm giả giấy tờ, văn bằng, sử dụng con dấu giả, tổ chức thi hộ, thi kèm… để đưa người vào các trường đại học, cao đẳng tại thành phố HN. Tại nhà can phạm cầm đầu đường dây, Công an CSVN đã tìm thấy 35 con dấu các loại được chế tác thủ công bằng gỗ và sắt
Cách đây một năm, báo quốc nội loan tin bộ sách dịch "Nghìn lẻ một đêm" của dịch giả Phan Quang đã bị 1 người đạo văn tên là Trịnh Xuân Hoành chôm gần nguyên bản dịch. Người đạo văn đã đến tận nhà riêng xin lỗi người dịch. Giám đốc Nhà Xuất bản công khai nhận lỗi trên báo. Vụ đạo văn "khép lại" theo cách xử sự ít nhiều có văn hóa của các bên.
Theo báo quốc nội, khô hạn và nắng nóng ngày càng diễn ra gay gắt, người dân TPSG đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch để sử dụng. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân phải mua lại với giá cao.Tình trạng này không chỉ khiến người dân than trời mà ban giám đốc các chi nhánh cấp nước cũng khốn đốn vì nguồn nước cung cấp cho các chi nhánh đang giảm dần
Theo một nhà nghiên cứu "văn hóa ẩm thực", tại Huế, uống cà phê vỉa hè đã là một phần nhịp thở đầu ngày của đời sống Huế. Bởi người ta uống cà phê vỉa hè không đơn thuần là uống cà phê, mà là uống cái hồn Huế. Báo Net Cô Đô viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các khu công nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, đại đa số công nhân phải tự tìm chỗ trọ tại các phường, xã gần khu vực nhà máy. Từ nhu cầu này, nhiều khu nhà trọ, làng công nhân đã hình thành. Báo Hà Nội Mới viết về 1 làng công nhân bên sông Hồng qua đoạn ký sự như sau.
Khánh Hòa là xứ Trầm hương. Trầm hương Khánh Hòa đã đi vào sử sách. Bởi ngày xưa, vùng đất này có mật độ trầm hương dày đặc. Qua thời gian khai thác, trầm hương trên rừng núi Khánh Hòa hầu như không còn nữa. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân bắt đầu trồng lại cây dó, kích ứng cho nó tạo trầm. Báo Khánh Hòa viết về chuyện đi tìm trầm ở Khánh Hòa qua đoạn ký sự như sau.
Trong tháng 3 vưà qua, giá dầu diesel tại VN tăng vọt, biến động theo giá dầu thị trường thế giới. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho các công ty vận tải giao thông, các công ty công nghiệp ,mà làm tăng thêm gáng nặng cho các ngư dân có ghe tàu đánh cá ở biển. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận những khó khăn mà ngư dân ở miền Tây đang phải đối đầu khi gía dầu tăng cao như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.