Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7303)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình trạng cung đang vượt cầu trong thị trường địa ốc khiến hàng loạt công ty tung ra nhiều chiêu khuyến mãi: thưởng xe hơi, xe gắn máy, đàn piano, thiết kế miễn phí, phiếu mua hàng giảm giá. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận hiện trạng này như sau. Theo một số nhà kinh doanh địa ốc, với giá hơn 7-8.7 triệu đồng/m2 của chung cư
Theo báo quốc nội, giá bán xăng lẻ tại VN hiện đã lên 8 ngàn đồng/lít, bên Cam Bốt khoảng 11 ngàn đồng/lít. Giá dầu bán bên VN chỉ bằng 60% giá bán bên Cam Bốt. Chính sự chênh lệch giá khá cao này đã khiến người dân vùng biên giới đổ xô đi buôn xăng dầu lậu. Báo Người Lao Động viết như sau. Cửa khẩu Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)
Theo thông tin từ Cục kiểm lâm VN, hiện nay có tất cả 5 tỉnh ở miền Tây Nam phần VN đang ở nguy cơ cháy rừng cấp "cực kỳ nguy hiểm". Đó là khu vực rừng Tịnh Biên, Tri Tôn tỉnh An Giang, khu vực Hòn Đất, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau, tỉnh Long An và Đồng Tháp. TTXVN ghi nhận hiểm họa này như sau.
Sông Hương đẹp vô ngần, và những nét đẹp này vượt xa các cảm giác trần tục. Báo NetCoDo của Huế kể chuyện, để tóm lược cho bạn nghe như sau. Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa chúng ta đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần VN, hàng chục di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang đang bị xâm hại ở mức báo động. Thế nhưng những tiếng kêu cứu từ những ngôi đình làng, chùa chiền, miếu mạo này cứ rơi vào sự thờ ơ, quên lãng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình trạng này như sau.
Theo ghi nhận của giới nghệ sĩ VN, thời vàng son của cải lương tại Sài Gòn là thập niên 70 của thế kỷ 20. Các rạp Hưng Đạo, Đại Đồng, Long Vân , mỗi chiều đông nghẹt khán giả. Người đi xem luôn mua vé trước từ lúc quá trưa. SGGP viết về cải lương xưa như sau.
Theo báo quốc nội, tại ngoại ô ĐàNẵng, mỗi ngày có 350 gia đình kinh doanh, sản xuất tại làng nghề điêu khắc đá truyền thống Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã sử dụng khoảng 70 lít acid để đánh bóng tượng đá. Như vậy một năm, số acid tiêu thụ ở làng nghề này lên đến trên 20,000 lít. Nhưng đáng giật mình hơn là lượng acid này sau khi dội trực tiếp lên tượng đá sẽ thấm một cách
Theo báo quốc nội, rất nhiều sinh viên nghèo tại các đại học TPSG đã phải lao đao vì học phí tăng, giá sách vở tăng, và dĩa cơm bình dân hàng ngày cũng tăng gần gấp rưỡi. Ngân sách gia đình có hạn, mùa thi đến gần không có thời gian làm thêm kiếm tiền, không ít sinh viên ăn mỳ tôm cả tuần, có khi cả tháng để chờ "viện trợ".
Tại VN, nhiều ca sĩ mới vào nghề rất cần đến người quản lý. Giới sân khấu âm nhạc đánh giá người quản lý là người nắm trong tay "cây đũa thần" của kỹ thuật quảng bá. Nhưng, lắm lúc chính họ cũng trở thành nạn nhân của ca sĩ "gà" nhà. Báo Người Lao Động ghi nhận về công việc của người quản lý ca sĩ như sau.
Theo báo quốc nội, hiện tượng đồng tính luyến ái (gay) không chỉ phát triển tại Sài Gòn, Hà Nội , mà đã lan tràn đến nhiều địa phương. Tại tỉnh Long An, hiện tượng gay không chỉ có ở thành thị, mà còn đang bộc phát ở các huyện vùng phụ cận thị xã Tân An. Báo Cần Thơ ghi nhận một số trường hợp như sau. X. là một người khá thành đạt trong việc kinh doanh ở huyện Thủ Thừa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.