Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7304)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại Ninh Thuận, do nắng hạn kéo dài gay gắt suốt 10 tháng qua, đàn dê cừu 80,000 con của tỉnh này đang thiếu thức ăn ở mức báo động.Do thiếu cỏ vì hạn hán nên dê cừu phải ăn cả cây xương rồng. Theo nông dân và các chủ trang trại , cây xương rồng đốt cháy hết gai được lấy làm nguồn thức ăn cứu đói cho dê cừu. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về thực trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo Lao Động, làn sóng cầu thủ ngoại vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã mở ra cho túc cầu VN một cái nhìn mới về lượng và kỹ thuật Theo quy định của Liên đoàn Bóng Đá VN, trong mỗi trận đấu, mỗi đội được đưa vào đội hình 3 cầu thủ ngoại, và chính các ngoại binh này đã làm sôi động các trận đấu của giải vô địch VN.
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, nhiều học sinh ở các trường trung học cơ sở (lớp 6-9) tại Sài Gòn cứ thấp tha thấp thỏm chuyện đợi chờ công bố "tin giờ chót" môn nào sẽ được chọn thi tốt nghiệp cùng với 3 môn Văn, Toán và Ngoại ngữ. Dù thời điểm công bố rơi vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, nhưng hiện nay cả học sinh, thầy cô giáo và không ít phụ huynh luôn xôn xao "đoán già đoán non" môn này
Theo SGGP, ngày xưa, tại cả Nam kỳ lục tỉnh chỉ có cha con nhà Hội đồng Trạch là ông Trần Trinh Trạch và Trần Trinh Huy cậu Ba Huy, Công tử Bạc Liêu, là có quyền kháp (nấu) rượu đế. Còn như tá điền kháp rượu lậu mà địa chủ biết thì chỉ còn nước đập lò bỏ xứ tha hương. Bây giờ, cư dân của 1 xã ở Bến Tre đang dốc lòng khôi phục lại rượu Phú Lễ (Ba Tri) truyền thống nức tiếng bấy lâu.
Theo SGGP, hàng trăm gia đình cư dân ở khu phố 2, phường Đông Hưng Thuận, Quận12 TPSG, bị giải tỏa để xây dựng cầu vượt Quang Trung hơn một năm rưỡi nay vẫn cứ phải mong mỏi một ngôi nhà, căn hộ để an cư. SGGP ghi nhận về tình cảnh khốn khổ của những cư dân bị giải tỏa nhà ở khu phố này như sau.
Theo báo quốc nội, sSau Tết âm lịch, là mùa "kiếm tiền" của các trung tâm luyện thi đại học tại Sài Gòn. Do toàn thành phố có đến vài trăm trung tâm luyện thi đồng loạt mở lớp sau Tết nên thị trường luyện thi đã "nóng" lại càng "nóng" hơn như ở cơn sốt nhiệt độ cao. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện tượng này như sau.
Theo báo Công An TPSG, thượng tuần tháng 2/2005 vưà qua, công an CSVN đã lập hồ sơ truy tố 1 ông trùm cá độ bóng tròn và buôn lậu gỗ có biệt danh "Năm Cam của Darlac", 1 người thích "giải trí" và "xả xui" theo cách vô cùng sa đọa. Các hoạt động của ông trùm này bị phát giác vào tháng 4/2004. Báo CA ghi nhận về diễn tiến vụ án này như sau.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trong khi các tỉnh miền Trung đang đối mặt với hạn hán, thì tại miền Tây Nam phần, những cơn gió chướng cuối tháng hai mạnh dần, mang hơi nước biển mặn chát vào vùng đất phù sa của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cách bờ biển hàng chục cây số . Các cánh đồng lúa đông xuân bạt ngàn đang thời kỳ làm đòng trổ hạt oằn trong gió.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cư dân hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đang đối mặt với nạn đói do hạn hán. Trên địa bàn 2 tỉnh này, trời nắng nóng, sông hồ cạn trơ đáy, đồng ruộng bạc phếch không một mầm xanh. Đàn gia súc gầy trơ xương, một số chết rũ vì khát, thiếu ăn. Cái đói đang rình rập người dân Ninh Thuận
Tại các các làng nghề của nhiều tỉnh ở miền Trung, qua bao thế kỷ, người dân coi việc tôn thờ tổ các tổ làng nghề là để nhớ ơn người đã mang đến cho làng những nghề giúp dân có bát ăn, bát đểå . Trong những ngày lễ tổ, dân làng bày tỏ lòng tri ân với tiền nhân, đồng thời nói lên những ước nguyện mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Báo Bình Định viết về các lễ tổ tại tỉnh Bình Định như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.