Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7317)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong các loại bánh truyền thống của VN, bánh tét được người dân miền Trung, miền Nam dâng cúng tổ tiên và biếu tặng họ hàng, bè bạn, vào dịp Tết, ngày giỗ. Đặc biệt là trong ngày Tết cổ truyền, trên bàn thờ của mỗi gia đình, bên cạnh mâm ngũ quả, cặp dưa hấu và cành mai vàng thì không thể thiếu cặp bánh tét. TTXVN ghi nhận về "bánh Tét trong ngày Tết phương Nam" như sau.
Theo phong tục tập quán VN, dù ở thành phố hay nông thôn, dù nhà khá giả hay nghèo khó, trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của mọi gia đình VN đều có mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên. Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi hoàn cảnh cũng khác nhau; Có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần Việt Nam, từ rằm tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu Người dân ở đây, dù đời sống luôn phải đối mặt với thiên tai, đón Tết vẫn giữ được truyền thống xưa. Tại vùng nước nổi đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An... cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng sông Cửu Long đều có những tập tục đã trở thành truyền thống.
Người Sài Gòn xưa cũng như nay có thói quen gọi cặp từ "Lăng Ông Bà Chiểu" để chỉ lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, từng giữ chức Tổng trấn Gia Định thành (tức cả Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận ngày nay) tại khu vực Bà Chiểu. Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ Tả quân vào ngày 01.8 âm lịch và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết.
Theo những truyền thuyết lưu truyền về vị thủy tổ quan họ, người quan họ từ đời này đến đời khác xem nhau là anh em một nhà, mối dây ràng buộc thâm tình ấy đã dẫn đến tục kết chạ, một hình thức kết nghĩa, giữa các làng mà chỉ ở vùng đất quan họ mới có. Một số người quan họ kết bạn không được quyền lấy nhau thành vợ, thành chồng.
Theo SGGP, trong những ngày giáp Tết, trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, hàng chục chuyến xe nối đuôi nhau chờ chở mai vàng đi Bắc để rồi "vượt biên" sang thị trường Hoa Lục. Do lượng mai được thương lái săn lùng rất lớn, vào những ngày hạ tuần tháng chạp âm lịch, thị trường mai tại thành phố Sài Gòn đang tăng giá chóng mặt.
Vào tuần lễ cuối tháng chạp âm lịch, tại nhiều đền miếu ở miền Bắc VN, có rất đông người từ các nơi đổ về làm lễ "trả nợ Thánh". Đầu năm, những người này thường khăn gói đi "vay". Cuối năm, dù nghèo túng đến mấy, họ cũng phải lo trả nợ. Tuy nhiên, sự "vay", trả này đều là ảo mà thôi. Báo Tiếp Thị-Gia Đình ghi nhận một số cảnh tượng tại Bắc Ninh như sau.
Theo báo Người Lao Động, trong 10 ngày qua, tại thành phố Sài Gòn, nhiều người gửi mai ở vườn mai Hồng Phúc (dịch vụ chăm sóc mai) trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp, đã xôn xao khi ngày Tết đã đến nhưng nơi vườn mai Hồng Phúc giờ đây chỉ còn một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Chủ vườn mai Hồng Phúc "biến mất" mang theo hàng tỷ đồng của khách hàng.
Theo báo SGGP, toàn thành phố SG hiện có 115 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) thuộc 3 hệ thống:công lập, dân lập, bán công, trong đó có 74 trường đưa môn tin học vào giảng dạy. Số lượng giáo viên tin học có khoảng 195 người. Thế nhưng, phần lớn giáo viên tin học ở các trường đều là giáo viên kiêm nhiệm hoặc mới chỉ được học qua lớp bổ túc tin học ngắn hạn nên trình độ chuyên môn yếu.
Theo báo Lao Động, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, miền Bắc VN, có một làng rất đặc biệt: Làng xuất cảng lao động. Nơi đây có hàng trăm người đi lao động nước ngoài. Họ đi đông, theo những đường dây riêng, người đi trước tạo điều kiện cho người đi sau, tạo thành một phong trào xuất cảng lao động rầm rộ. Tất cả đều hy vọng có ngày thoát khỏi cái nghèo. Báo Lao Động ghi nhận về làng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.