Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7326)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo SGGP, các kiểu bảng hiệu của người Sài Gòn bây giờ là dùng hình tượng. Trước là dùng hình thay chữ, hoặc bảng hiệu hộp đèn chữ nổi hay sử dụng đèn huỳnh quang kéo sợi, thịnh hành trong khoảng 20 năm. Từ các thập niên đầu thế kỷ 20, bảng hiệu có kèm theo minh họa tượng trưng như kiểu hiệu kem Hynos của doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa vẽ anh Bảy Chà Và da đen cười khoe răng trắng;
Theo ghi nhận của báo Lao Động, trong tuần qua, thành phố Đà Lạt, tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng và các huyện của tỉnh này đang bị đại hán. Mực nước các sông suối trong tỉnh này hạ thấp hơn so với trung bình nhiều năm, các suối nhỏ có nguy cơ cạn kiệt. Báo LĐ ghi nhận thực trạng hạn hán tại Đà Lạt như sau. Đà Lạt nằm ở độ cao 1,500m so với mực nước biển.
Còn một tháng mới đến Tết nguyên đán, thế nhưng, tại các Trung tâm giới thiệu việc làm ở TPSG luôn đông nghẹt sinh viên đến tìm việc làm thêm trong ngày lễ này. Với mức lương cao gấp 2-3 lần ngày thường, các sinh viên hy vọng sẽ dành dụm được một ít tiền để đóng học phí cho học kỳ sau. Tin Nhanh VN ghi nhận tình cảnh của những sinh viên nghèo chạy tìm việc làm trong dịp Tết như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong tuần qua, tại tỉnh Phú Yên, chỉ trong chuyến ra khơi câu cá ngừ đại dương đầu tiên của vụ đánh bắt mới, làng biển phường 6 (thị xã Tuy Hòa) đã có đến bảy chiếc tàu gặp nạn. Tin tức từ ngoài biển liên tục gọi về xin ứng cứu. Qua máy truyền tin những tiếng kêu thét, hoảng loạn trên các con tàu đang lâm nạn từ ngoài khơi xa dội về càng khiến cái làng biển này hoang mang, căng thẳng.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại TPSG, tất cả các đường phố đều ngập tràn bảng hiệu quảng cáo, trung bình trước mặt tiền một cửa hàng bao giờ cũng có khoảng 2-3 bảng hiệu quảng cáo, thậm chí có dăm cửa hàng treo một lúc 6-7 bảng. Một bảng hiệu lớn giăng ngang trước mặt tiền nhà, chiều ngang bao giờ cũng kín từng tấc diện tích hiện hữu.
Như VB đã loan tin, Tòa án trọng tài thể thao quốc tế đã buộc Liên đoàn bóng đá VN phải bồi thường huấn luyện viên Letard người Pháp một số tiền lên đến 197 ngàn Mỹ kim. Ông Letard nguyên là huấn luyện viên đội tuyển túc cầu U.23 của VN ( gồm các tuyển thủ dưới 23 tuổi) , đã bị VN sa thải trước thời hạn kết thúc hợp đồng với lý do là khả năng huấn luyện yếu kém.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại bến xe Miền Đông của Thành phố Sài Gòn, mỗi ngày gần cả ngàn lượt xe rời bến đều phải "gồng mình" cống nộp cho các nhân viên quản lý và điều hành bến xe. Chỉ riêng hai bộ phận phòng vé và điều độ với khoảng vài chục nhân viên, mỗi xe chỉ cần "đóng hụi chết" vài chục ngàn đồng/chuyến
Trên địa bàn thành phố SG, chỉ riêng quận 10 hiện có đến 52 lô chung cư, trong đó có 37 lô đã quá hạn sử dụng từ 10-15 năm với trên 4.000 gia đình cư ngụ. Thế nhưng, việc di dời hàng chục ngàn con người ra khỏi chung cư lại quá chậm. Người dân sống trong những chung cư cũ đang thấp thỏm trong nỗi lo nhà sập. SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại VN, nghề múa Lân Sư Rồng, thường tập luyện cả năm nhưng chỉ biểu diễn vài ba ngày lễ tết, hay những dịp các cơ quan, đơn vị khai trương... Khi đã theo nghề này, nhiều người gọi đó là cái nghiệp. Từ niềm đam mê khi nghe tiếng trống rộn rã của những đoàn lân, nhiều người đã dấn thân theo nghề "ghiền không bỏ được". SGGP viết như sau.
Từ lâu, tại VN, trong suy nghĩ của nhiều người, nghề cửu vạn (bốc vác, tải hàng) tại các bến xe, thương cảng, nhà kho, chỉ dành cho nam giới, nhưng nay ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào nghề này. Và trên đường mưu sinh, phụ nữ làm nghề này cũng còn nhiều điều thảm thương. Báo Bình Định viết về những phụ nữ kiếm sống bằng nghề bốc vác hàng tại thành phố Qui Nhơn như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.