Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7305)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong nghệ thuật ẩm thực của VN, lấy ngẫu hứng từ bún, qua bàn tay chế biến của những người thợ nấu giàu óc sáng tạo, cộng với nguồn động thực vật, thủy sản đa dạng, phong phú, từ điển ẩm thực Việt Nam ngày càng dày lên tên gọi các món ăn có tên từ bún. Báo SGGP viết về các loại bún như sau. Trong các loại bún
Theo báo Thanh Niên, cư dân ở các trang trại thuộc địa phận tỉnh Bình Phước (Phước Long và Bình Long cũ) đang kêu cứu trước nguy cơ nghèo đói. Các trang trại sắp đến kỳ gặt hái thì họ gặp hàng loạt khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản vì nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do một bộ phận cán bộ địa phương gây nên. Báo Thanh Niên viết như sau.
Hàng năm, vào ngày mồng 9 tháng 8 âm lịch, tại miền Bắc Việt Nam có ngày hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Thế nhưng giờ đây, người dân miền Nam muốn xem chọi trâu không cần phải ra tận miền Bắc, có thể đến phường Long Bình, Quận 9 TSSG để xem các trận tử đấu giưã các con trâu chiến. Cứ hai tuần vào ngày Chủ nhật, sới Long Bình lại tổ chức thi đấu. Báo Thanh Niên viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại nhiều phường thuộc các quận vùng ven, và tại nhiều xã thuộc các huyện ngoại thành Sài Gòn, quán cà phê kiểu "chuồng trại" đang thu hút đông khách hàng từ nội thành đến. Riêng tại vùng khu vực giáp ranh giữa quận 12 và huyện Hóc Môn là một trong những nơi tập trung khá nhiều quán cà phê loại này.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu về ẩm thực VN, trong nhiều bữa tiệc, đám giỗ, ngày Tết của người Sài Gòn thường có món cà- ri gà hay món ra-gu ăn với bánh mì. Tiến sĩ Nguyễn Nhã, giáo sư đại học, một nhà nghiên cứu về ẩm thực, có nhận xét rằng: "Ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn, đâu đâu cũng thấy bán bánh mì.
Trong cuộc hành trình về phương Nam, theo chân người Quảng Nam xa quê, mì Quảng cũng "khăn gói" xuôi về Sài Gòn. Ban đầu, món ăn có phần dân dã này chính yếu phục vụ cho người xứ Quảng. Nhưng giờ đây, cùng với một số món ngon của Quảng Nam như nem nướng, chả bò, bánh Hoa hồng trắng, cơm gà..., mì Quảng xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thực đơn của các quán ăn
Theo ghi nhận của báo quốc nội, hiện nay cà phê vỉa hè Sài Gòn đầy rẫy, bước chân ra ngõ là đã thấy và chỉ với 2 ngàn đồng một ly đen đá. Vì vậy mà mỗi sáng sớm, quanh các khu cà phê Huỳnh Đình Hai chợ Bà Chiểu, ngã tư Bảy Hiền, "hẻm Trịnh" Phạm Ngọc Thạch, hay vỉa hè ở các trường đại học Kiến trúc, Bách khoa, Khoa học tự nhiên...
Theo báo quốc nội, sau hơn 10 tháng không có một giọt mưa, tỉnh Ninh Thuận hầu như không còn nước. Có chăng cũng tại những hồ chứa nước, công trình thủy lợi lớn. Nhưng, mớn nước các hồ cũng đã dưới mực nước chết, nếu tiếp tục xả nước, nguy cơ nứt bể hồ là điều không tránh khỏi. Cư dân ở Ninh Thuận đã vắt cạn những giọt nước ngầm cuối cùng trong lòng hồ
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Chợ Xuân Tô, khu kinh tế "cửa khẩu quốc tế" Tịnh Biên, An Giang một thời tràn ngập hàng ngoại nhập. Nhưng nay chợ có nhiều hàng Việt Nam, hàng ngày nhộn nhịp những tốp xe thồ gắn máy do các phụ nữ Cam Bốt chở hàng xuyên biên giới. Báo TT viết về đội nữ xe thồ tại chợ này như sau.
Những ngày đầu tháng 3 này, tại miền Tây Nam phần, đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh khô hạn... Gần chục năm qua, chưa bao giờ người dân miền Tây lại phải đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt như hiện nay. Theo dự báo của ngành khí tượng - thủy văn, năm 2005 là năm nóng nhất trong lịch sử và cơn đại hạn này có thể kéo dài đến cuối tháng 5
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.