Hôm nay,  

Mùa Cốm Về Làng Vòng

03/10/199900:00:00(Xem: 8709)
Bạn thân,
Bạn vẫn còn nuối tiếc hương vị bánh cốm Bảo Hiên Rồng Vàng với Thiên Hương Rồng Vàng thuở nào của Sài Gòn" Một thời chúng ta lớn lên và gắn bó với thành phố này, mê hương vị cốm nhai nhẩn nha trên đường tới trường... Nhưng còn một thứ cốm rất mực dân tộc mà tôi biết bạn chưa hề nếm tới: Cốm Làng Vòng. Mời bạn đọc trích đoạn về đời sống của một ngôi làng chuyên nghề làm cốm như sau.
Chúng tôi tìm về làng Vòng (Dịch Vọng - Cầu Giấy, Hà Nội) trong một buổi chiều giữa thu. Người dân làng Vòng đôn hậu chân thành không ai biết rõ gốc tích cái nghề truyền thống của làng. Nhưng những câu chuyện, truyền thuyết về làng cốm thì vẫn truyền lại cho người đời sau. Sinh ra, đã thấy cả nhà mình chân đạp lúa, tay sàng cốm và không quên truyền lại cho con cái, cứ thế mà nghề cốm sống mãi tới ngày nay. Cũng chỉ biết khi xưa, làng nghèo lắm, đói lắm, đói tới mức lúa ngoài đồng chưa kịp chín, dân làng đã gặt vội gặt vàng. Lúa thì non, người thì đói, làm sao để có cái bỏ vào bụng thật nhanh" Lại cũng hấp tấp, dân làng đổ lúa vào chảo rang. Lúa non rang lên vừa thơm vừa ngọt. Khi cái đói qua đi, dân làng mới chợt nảy ra ý định rang lúa non rồi giã, rồi sàng sảy gánh đi đổi hàng hóa cho các gia đình sung túc...
Ngày nay, người làm cốm nhàn hơn, không còn tất bật như xưa, cái thời làm cốm vất vả hơn cả nuôi tằm! 3 giờ sáng đã phải lục tục kéo nhau ra đồng gặt lúa non. Nói non nhưng lúa có trăm dạng non. Chọn lúa thế nào tuỳ thuộc con mắt tinh nghề của dân làm cốm chuyên nghiệp. Lúa trỗ đòng được khoảng 10 ngày, khum khum uốn câu, hạt còn bấm ra sữa là thời điểm thích hợp nhất. Rang lúa là cả một nghệ thuật. Lửa lò phải đỏ đều trong suốt 35-45 phút, không được phép già hoặc non lửa. Nếu quá lửa, khi giã lúa sẽ bị đờn gãy, cốm nát, khô, không đẹp. Nhưng nếu non lửa thì khó giã, cốm không giòn. Rang xong để yên trong 5 phút rồi mới giã. Cốm sàng xong ủ lá ráy (lá ráy dày giữ cho cốm mát, dẻo và không mất hương thơm).
Người sành quà ở Hà Nội phân biệt dễ dàng hương vị từng loại cốm: cốm Vòng, cốm Kẻ Mẩy (Mễ Trì) hay cốm Lủ (Đại Kim). Phải cốm nếp cái hoa vàng ủ lá sen hương thơm, vị ngọt mới là cốm quà đúng điệu!
Cách nay đã lâu lắm, người dân làng Vòng vừa ăn cơm vừa giã lúa, vừa sàng cốm vừa trông con, quần quật cả ngày bên cối, chày, giần, sàng, nồi rang, 12 giờ đêm đặt mình xuống là ngủ díp. Dân thưởng cốm đất Bắc khó quên được cụ Hàm, cốm nòi do cụ làm ra mỏng như lá me, thoảng thơm tinh khôi dễ chịu. Nhiều người cho rằng không còn ai xứng tầm cụ Hàm, nhưng cốm Vòng có nhiều loại: ngon nhất là cốm đầu nia, khi sảy những hạt cốm này bay ra xa, thứ đến là cốm ngon và cuối cùng là cốm gốc nằm dưới đáy sàng.

Không có chuyện cốm giả. Chỉ có người bắt chước cốm làng Vòng. Nhiều người địa phương khác đến phụ việc và rồi học lỏm nhưng cốm Vòng thì vẫn là cốm Vòng, rất khó lẫn. Cốm xanh chỉ vảy thêm hồ cho dẻo, cốm thiếu màu thì cho nước lá giềng vào. Dân làm cốm không dùng phẩm nhuộm. Nếu sấy khô, cốm có thể bảo quản hàng năm.
Do nhu cầu đô thị hóa ngày một cao, diện tích trồng lúa của làng Vòng đang dần thu hẹp. Làng Vòng không trồng được nếp cái hoa vàng bởi đất hẹp, chuột bọ quấy phá nhiều. Người làm cốm sang tận Đông Anh, Gia Lâm mua lúa nếp non chở về bằng xe gắn máy. Lúa non bán theo thửa, người mua phải tự thu hoạch, giá khá cao. Gặt về phải làm ngay trong ngày, không được để lúa khô ảnh hưởng đến độ dẻo của cốm.
Hầu hết các gia đình thuần nông kiêm luôn nghề cốm. Phần vì không muốn bỏ nghề truyền thống, phần tranh thủ lúc nông nhàn tăng thu nhập. Mùa cốm kéo dài suốt mùa thu. Chị Nụ đang sàng cốm trước sân nói với chúng tôi: “Gia đình tôi có 2 vợ chồng, 3 con gái, trung bình mỗi ngày thu khoảng 15 ngàn đồng/người từ nghề cốm.” Đồng hồ đã chỉ 1 giờ chiều, cả nhà chưa ăn cơm trưa, nhìn anh Tuấn - chồng chị vận độc chiếc xà lỏn vừa quệt mồ hôi vừa say sưa làm việc, chúng tôi mới hiểu thêm lòng yêu nghề và nỗi vất vả của anh chị.
Bình thường, các gia đình làm 20-30 kg cốm/ngày. Ngày rằm, mùng mốt là Tết của người làm cốm, lượng sản phẩm có thể lên tới 70kg/ngày. Anh Nguyễn Văn Vượng, một trong những nhà sản xuất cốm kỷ lục về số lượng thổ lộ: “Đủ nhân lực, làm nhiều vẫn bán được. Tối tối chủ cửa hàng trên các phố lớn tới mua buôn, tôi nhập giá 40 ngàn/kg. Còn thừa thì bán rong ở chợ Cửa Nam, Hàng Bè... nhưng mà vất lắm!”
Cốm làng Vòng không phải là cứu cánh cho người nông dân ở đây. Hiếm người nói rằng “thiếu cốm Vòng chúng tôi sống bằng nghề gì"” Nhưng phải công nhận thu nhập của dân làng Cốm đang dần dần bình ổn. Cốm Vòng không chỉ làm quà mà còn là nguyên liệu làm kem và các loại chè, bánh cốm... Có gia đình thu 20-25 triệu từ mùa cốm. Thế nhưng hiện giờ chỉ còn phân nửa số dân làng vẫn kiên quyết bám trụ lại với nghề gia truyền này. Không biết rồi mai đây nó có chịu thất truyền như bao làng nghề khác hay không" Bánh cốm Dịch Vọng do Hội phụ nữ phường Dịch Vọng thành lập và tổ chức sản xuất là một biện pháp tháo gỡ phần nào nỗi lo ấy. Nhưng cách thức sản xuất tại các hộ gia đình còn manh mún, bánh không giữ được quá 3 ngày (thời tiết nóng) và 5 ngày (trời lạnh)…

Bạn thân,
Bạn thấy đó, những hạt cốm quê nhà vương đầy mồ hôi, nước mắt của nông dân làng Vòng. Đó là toàn bộ thế giới của họ từ sáng đến tối. Chỉ để mưu sinh và đem chút niềm vui cho khách phố chợ. Biết tới bao giờ đời họ vui hơn, bạn nhỉ" Để chúng ta cắn hạt cốm mà lòng không bối rối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại thành phố Cần Thơ, có quận Ninh Kiều là khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng cất nhà ven sông. Hiện nay, trên địa bàn quận này có rất nhiều nhà trên, ven sông, rạch, tạo thành những xóm nước đen gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động.
Theo báo SGGP, từ ngày 15/11/2005, trên địa bàn thành phố Sài Gòn,các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... đã được các gia đình chăn nuôi "giải quyết" theo quyết định của Uỷ ban thành phố. Riêng gà đá không dễ gì được các tay chơi gà tiêu hủy. Sắp bước vào "mùa" đá độ Tết, để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, dân chơi gà đá tìm cách di tản phân tán gà đá đến các nơi hẻo lánh, o bế gà đá để chuẩn bị cho "mùa" đá gà cá độ.
Theo báo Tuổi Trẻ, những những ngày đầu tháng 12/2005, tại tỉnh An Giang có thị trấn Tân Châu, 1 thị trấn sầm uất ở đầu nguồn sông Tiền, đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi miệng thủy thần. Từ những ngày cuối tháng 11, nơi đây, vốn nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, bỗng xuất hiện thêm nhiều vết nứt chạy dài dọc bờ sông, cắt ngang từng căn nhà.
Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) kỳ thứ 23 tổ chức tại Phi Luật Tân vưà kết thúc. Trong kỳ Đông Nam Á vận lần này, có 1 huy chương vàng về túc cầu nam mà ngành thể thao VN mong đợi từ 10 năm qua, đã không đến tay sau trận thi đấu chung kết với đội Thái Lan. Từ 1995 đến 2005, đội tuyển túc cầu VN đã bốn lần vào chung kết SEA Games, và đều bị Thái Lan phá vỡ giấc mơ về chiếc huy chương vàng mà 46 năm trước
Theo báo Lao Động, sáng 30/11 vưà qua, tại ngoại thành Hà Nội, người dân làng bãi Phúc Xá đổ xô ra sông Hồng chứng kiến cảnh tượng lạ. Họ đã tận mắt nhìn thấy đáy sông Hồng, điều mà hàng chục năm nay chưa từng có: những doi cát từng là đáy của sông, từng ngâm mình lâu ngày dưới nước nay lộ ra, khô trắng, biến thành sân bóng cho lũ trẻ làng chài.
Theo báo quốc nội, từ tháng 11 đến nay, cư dân trên địa bàn các quận nội thành và các huyện ngoại thành Sài Gòn đã đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm. Tài liệu từ Sở Thương mại cho biết: trung bình mỗi ngày Thành phố Sài Gòn tiêu thụ khoảng 190 tấn thịt gia cầm, thủy cầm. Gần 90% lượng gia cầm đều do các tỉnh, thành lân cận cung cấp. Với một số lượng gia cầm nhập vào Sài Gòn nhiều như thế, các chuyên viên thú y và y tế đã cho rằng Sài Gòn đang ở trong vòng vây của đại dịch.
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, có huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre được dân đá gà gọi là "đảo gà chọi". Toàn "đảo" có 114,000 con gà chọi, nhiều nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ tính giá ở mức rất thấp là 200 ngàn/ 1con, nếu tiêu hủy vì đại dịch thì người nuôi mất trắng gần 23 tỉ đồng. Phóng viên báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại địa phương này trong mùa dịch cúm gia cầm qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, sau những ngày đầu tiên náo nức bước chân vào cổng trường đại học, các sinh viên năm thứ 1 tại VN bắt đầu đối mặt với bao nỗi lo, từ chuyện tiền đến chuyện học. Và gần 3 tháng trôi qua kể từ khi các trường đại học, cao đẳng trong nước khai giảng niên khoá 2005-2006 vào thượng tuần tháng 9, trên các diễn đàn sinh viên, liên tiếp xuất hiện những tâm sự
Theo báo Người Lao Động, giữa thành phố Sài Gòn và tỉnh Đồng Nai, nhiều xe tải chở sắt phế liệu quá khổ, quá tải hàng ngày càng hoạt động sôi động bất thường. Phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp tính mạng của người đi đường, những "hung thần" này còn ung dung vượt các trạm kiểm soát giao thông nhờ đóng tiền mãi lộ cho công an giao thông.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường trung học và đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có một hiện tượng phân biệt không chỉ xảy ra giữa học sinh trường này với trường khác, giữa sinh viên các trường đại học mà còn diễn ra ngay trong phạm vi một trường, một lớp, tạo nên khoảng cách vô hình giữa bạn bè cùng trang lứa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.