Hôm nay,  

Mùa Cốm Về Làng Vòng

03/10/199900:00:00(Xem: 8710)
Bạn thân,
Bạn vẫn còn nuối tiếc hương vị bánh cốm Bảo Hiên Rồng Vàng với Thiên Hương Rồng Vàng thuở nào của Sài Gòn" Một thời chúng ta lớn lên và gắn bó với thành phố này, mê hương vị cốm nhai nhẩn nha trên đường tới trường... Nhưng còn một thứ cốm rất mực dân tộc mà tôi biết bạn chưa hề nếm tới: Cốm Làng Vòng. Mời bạn đọc trích đoạn về đời sống của một ngôi làng chuyên nghề làm cốm như sau.
Chúng tôi tìm về làng Vòng (Dịch Vọng - Cầu Giấy, Hà Nội) trong một buổi chiều giữa thu. Người dân làng Vòng đôn hậu chân thành không ai biết rõ gốc tích cái nghề truyền thống của làng. Nhưng những câu chuyện, truyền thuyết về làng cốm thì vẫn truyền lại cho người đời sau. Sinh ra, đã thấy cả nhà mình chân đạp lúa, tay sàng cốm và không quên truyền lại cho con cái, cứ thế mà nghề cốm sống mãi tới ngày nay. Cũng chỉ biết khi xưa, làng nghèo lắm, đói lắm, đói tới mức lúa ngoài đồng chưa kịp chín, dân làng đã gặt vội gặt vàng. Lúa thì non, người thì đói, làm sao để có cái bỏ vào bụng thật nhanh" Lại cũng hấp tấp, dân làng đổ lúa vào chảo rang. Lúa non rang lên vừa thơm vừa ngọt. Khi cái đói qua đi, dân làng mới chợt nảy ra ý định rang lúa non rồi giã, rồi sàng sảy gánh đi đổi hàng hóa cho các gia đình sung túc...
Ngày nay, người làm cốm nhàn hơn, không còn tất bật như xưa, cái thời làm cốm vất vả hơn cả nuôi tằm! 3 giờ sáng đã phải lục tục kéo nhau ra đồng gặt lúa non. Nói non nhưng lúa có trăm dạng non. Chọn lúa thế nào tuỳ thuộc con mắt tinh nghề của dân làm cốm chuyên nghiệp. Lúa trỗ đòng được khoảng 10 ngày, khum khum uốn câu, hạt còn bấm ra sữa là thời điểm thích hợp nhất. Rang lúa là cả một nghệ thuật. Lửa lò phải đỏ đều trong suốt 35-45 phút, không được phép già hoặc non lửa. Nếu quá lửa, khi giã lúa sẽ bị đờn gãy, cốm nát, khô, không đẹp. Nhưng nếu non lửa thì khó giã, cốm không giòn. Rang xong để yên trong 5 phút rồi mới giã. Cốm sàng xong ủ lá ráy (lá ráy dày giữ cho cốm mát, dẻo và không mất hương thơm).
Người sành quà ở Hà Nội phân biệt dễ dàng hương vị từng loại cốm: cốm Vòng, cốm Kẻ Mẩy (Mễ Trì) hay cốm Lủ (Đại Kim). Phải cốm nếp cái hoa vàng ủ lá sen hương thơm, vị ngọt mới là cốm quà đúng điệu!
Cách nay đã lâu lắm, người dân làng Vòng vừa ăn cơm vừa giã lúa, vừa sàng cốm vừa trông con, quần quật cả ngày bên cối, chày, giần, sàng, nồi rang, 12 giờ đêm đặt mình xuống là ngủ díp. Dân thưởng cốm đất Bắc khó quên được cụ Hàm, cốm nòi do cụ làm ra mỏng như lá me, thoảng thơm tinh khôi dễ chịu. Nhiều người cho rằng không còn ai xứng tầm cụ Hàm, nhưng cốm Vòng có nhiều loại: ngon nhất là cốm đầu nia, khi sảy những hạt cốm này bay ra xa, thứ đến là cốm ngon và cuối cùng là cốm gốc nằm dưới đáy sàng.

Không có chuyện cốm giả. Chỉ có người bắt chước cốm làng Vòng. Nhiều người địa phương khác đến phụ việc và rồi học lỏm nhưng cốm Vòng thì vẫn là cốm Vòng, rất khó lẫn. Cốm xanh chỉ vảy thêm hồ cho dẻo, cốm thiếu màu thì cho nước lá giềng vào. Dân làm cốm không dùng phẩm nhuộm. Nếu sấy khô, cốm có thể bảo quản hàng năm.
Do nhu cầu đô thị hóa ngày một cao, diện tích trồng lúa của làng Vòng đang dần thu hẹp. Làng Vòng không trồng được nếp cái hoa vàng bởi đất hẹp, chuột bọ quấy phá nhiều. Người làm cốm sang tận Đông Anh, Gia Lâm mua lúa nếp non chở về bằng xe gắn máy. Lúa non bán theo thửa, người mua phải tự thu hoạch, giá khá cao. Gặt về phải làm ngay trong ngày, không được để lúa khô ảnh hưởng đến độ dẻo của cốm.
Hầu hết các gia đình thuần nông kiêm luôn nghề cốm. Phần vì không muốn bỏ nghề truyền thống, phần tranh thủ lúc nông nhàn tăng thu nhập. Mùa cốm kéo dài suốt mùa thu. Chị Nụ đang sàng cốm trước sân nói với chúng tôi: “Gia đình tôi có 2 vợ chồng, 3 con gái, trung bình mỗi ngày thu khoảng 15 ngàn đồng/người từ nghề cốm.” Đồng hồ đã chỉ 1 giờ chiều, cả nhà chưa ăn cơm trưa, nhìn anh Tuấn - chồng chị vận độc chiếc xà lỏn vừa quệt mồ hôi vừa say sưa làm việc, chúng tôi mới hiểu thêm lòng yêu nghề và nỗi vất vả của anh chị.
Bình thường, các gia đình làm 20-30 kg cốm/ngày. Ngày rằm, mùng mốt là Tết của người làm cốm, lượng sản phẩm có thể lên tới 70kg/ngày. Anh Nguyễn Văn Vượng, một trong những nhà sản xuất cốm kỷ lục về số lượng thổ lộ: “Đủ nhân lực, làm nhiều vẫn bán được. Tối tối chủ cửa hàng trên các phố lớn tới mua buôn, tôi nhập giá 40 ngàn/kg. Còn thừa thì bán rong ở chợ Cửa Nam, Hàng Bè... nhưng mà vất lắm!”
Cốm làng Vòng không phải là cứu cánh cho người nông dân ở đây. Hiếm người nói rằng “thiếu cốm Vòng chúng tôi sống bằng nghề gì"” Nhưng phải công nhận thu nhập của dân làng Cốm đang dần dần bình ổn. Cốm Vòng không chỉ làm quà mà còn là nguyên liệu làm kem và các loại chè, bánh cốm... Có gia đình thu 20-25 triệu từ mùa cốm. Thế nhưng hiện giờ chỉ còn phân nửa số dân làng vẫn kiên quyết bám trụ lại với nghề gia truyền này. Không biết rồi mai đây nó có chịu thất truyền như bao làng nghề khác hay không" Bánh cốm Dịch Vọng do Hội phụ nữ phường Dịch Vọng thành lập và tổ chức sản xuất là một biện pháp tháo gỡ phần nào nỗi lo ấy. Nhưng cách thức sản xuất tại các hộ gia đình còn manh mún, bánh không giữ được quá 3 ngày (thời tiết nóng) và 5 ngày (trời lạnh)…

Bạn thân,
Bạn thấy đó, những hạt cốm quê nhà vương đầy mồ hôi, nước mắt của nông dân làng Vòng. Đó là toàn bộ thế giới của họ từ sáng đến tối. Chỉ để mưu sinh và đem chút niềm vui cho khách phố chợ. Biết tới bao giờ đời họ vui hơn, bạn nhỉ" Để chúng ta cắn hạt cốm mà lòng không bối rối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con.
Theo báo quốc nội, tỉnh Khánh Hòa là thị trường vé số lớn nhất của khu vực miền Trung với 54 đại lý, số người bán vé số dạo ước tính hơn 2,500 người, riêng Nha Trang có 25 đại lý và hơn 1,700 người bán vé số.Từ những miền quê khác nhau, người bán vé số được chủ đại lý tập hợp dưới một mái nhà, cùng ăn ở và mưu sinh làm nên "gia đình vé số" .
Theo báo quốc nội, khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều nơi tại miền Bắc VN, cũng là lúc những người làm nghề chế biến lông gia cầm để làm cầu lông, chăn đệm, chổi lông vào cảnh khốn khổ. Tại ngoại thành Hà Nội, hàng trăm con người của làng nghề lông vũ Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đứng trước thảm cảnh mất nghiệp.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại trung tâm thành phố Cần Thơ, có 1 khu dân cư đang bị ô nhiễm nặng: nước đen, rác rưởi trôi lềnh bềnh, muỗi mòng bay như sáo thổi, bệnh tật phát sinh triền miên...Đó là những gì mà cả 1,600 người sống ở khu vực 1, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, khu trung tâm thành phố Cần Thơ, đang phải chịu đựng trong suốt một tháng qua.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, hằng tuần cứ vào thứ bảy và chủ nhật, hàng ngàn người đổ về trường đua ngựa Phú Thọ. Họ hồi hộp theo dõi những con ngựa mà mình cá cược. Thắng lớn, vỗ tay hò hét reo mừng.Thua đậm, tiếp tục gỡ gạc trong trận tiếp theo hay tiu nghỉu dắt xe ra về. Những phút giây thi đấu có hấp dẫn, kịch tính hay không tùy thuộc rất nhiều vào những thanh niên cầm cương, thúc ngựa.
Trên địa bàn huyện Bình Chánh thuộc thành phố Sài Gòn, có một xóm thuộc ấp 1 của xã Lê Minh Xuân mà cuộc sống của cư dân vô cùng khốn khổ vì bụi cát. Theo những người dân ở đây, khu vực này xưa kia rất yên ổn nhưng từ ngày các bãi cát mọc lên và xe tải đến chở cát suốt ngày đêm mà không che chắn để cát rơi vãi đầy đường, rồi bị gió thổi bám đầy các mái nhà, cây cối
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các tỉnh miền Tây Nam phần, thời tiết chuyển mùa và cách nuôi phân tán hoặc di chuyển gia cầm tránh né tiêm phòng đang ủng hộ cho mối đe dọa H5N1. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng và kiểu tiếc của đã khiến H5N1 ẩn hiện trong đời sống hàng ngày của cư dân miền Tây.
Theo báo SGGP, tại cuộc họp các đội y tế dự phòng 24 quận huyện thuộc thành phố Sài Gòn vào sáng 8-11 vừa qua, ban giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng của thành phố đã báo động về tình trạng nước nhiễm vi khuẩn trong các trường học. Đây là vấn đề gây lo lắng cho phụ huynh bởi kết quả xét nghiệm mẫu nước các trường cho thấy sức khỏe học sinh đang bị ảnh hưởng.
Theo báo Thanh Niên, hiện nay, ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre xuất hiện nhiều thanh niên đi bán côn trùng. Với chiếc xe Honda cũ, sáng sớm họ cho côn trùng vào bao, giỏ xách và cho vào lồng sắt để lên yên xe chạy theo các ngóc ngách thị xã, vùng quê miền Tây rao bán, từ côn trùng, bò sát còn tươi roi rói cho đến rượu rắn chàm quạp, bìm bịp, rắn hổ, tắc kè.
Nằm cách thành phố Sài Gòn 15km về phía Tây, trên địa bàn tỉnh Long An có chợ gà vịt Mỹ Yên được xem là chợ trung tâm gia cầm lớn nhất Long An, cung cấp gà, vịt cho các thương lái ở miền Tây và TP.SG. Khi dịch cúm gia cầm có dấu hiệu trở lại, UB huyện Bến Lức đã chỉ thị đình chỉ điểm thu mua, vận chuyển gia cầm, thủy cầm tại xã Mỹ Yên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.