Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4780)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bài thơ "Chơn Đế" được Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) sáng tác, in trong Tạp chí Liên Hoa, số 9, tháng 9 năm Ất Mùi, tức là năm 1955. Trong phần I, tác giả giải thích phần cốt tủy trong bài Bát Nhã Tâm Kinh. Chỉ cần riêng hiểu phần I để tu, chỉ cần thường trực thấy diệu lý của Sắc và Không là người tu cũng đủ tư lương để giải thoát. Chỉ cần thấy rằng Sắc -- tức là, những cái được thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, tư lường -- thực sự là Không, là vô ngã, là không tự tánh
- Trump yêu cầu nhiều đại học Mỹ nộp tiền vì các cuộc biểu tình bài Do Thái trong khuôn viên trường, sau khi bắt chẹt 221 triệu đô từ Đại học Columbia - Trump trả thù: đóng khung, treo tường lệnh tòa cho cấm cử hãng tin AP
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang phải thụ lý khối lượng hồ sơ tồn đọng lớn chưa từng thấy - lên tới 11.3 triệu hồ sơ đang chờ duyệt xét. Do số lượng tồn đọng ngày càng tăng, những người nộp đơn phải chờ đợi lâu hơn, đôi khi kéo dài lên đến nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm so với dự kiến. Các luật sư di trú khuyên nên nộp đơn ngay từ bây giờ, trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn - và chắc chắn nó sẽ tồi tệ hơn.
Đối với hàng triệu người dân Mỹ đang còng lưng gánh nợ y tế, thì gánh nợ khổng lồ đó không phải là mối lo duy nhất. Họ còn phải đối mặt với nỗi ám ảnh khác: những hóa đơn chưa thanh toán sẽ nhấn chìm điểm tín dụng (credit scores) của mình, khiến vay mua nhà, xe hay xin mở thẻ tín dụng trở nên vô cùng khó khăn. Một tia hy vọng từng được nhen nhóm đã vội tắt, khi quy định vốn có thể giải quyết tận gốc vấn đề này đã chính thức bị bác bỏ.
Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) vừa công bố kế hoạch giải thể toàn bộ Văn Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển (Office Of Research And Development, ORD), đồng thời bắt đầu cắt giảm hàng ngàn nhân sự. Một lãnh đạo nghiệp đoàn cho rằng quyết định này “sẽ để lại hậu quả khôn lường đối với sức khỏe người dân Hoa Kỳ.” Hàng chục năm nay, Văn Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển vốn là nơi xây dựng nền tảng khoa học cho các hoạt động bảo vệ môi trường và sức khỏe con người của EPA. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2025, ORD cho biết sẽ chuyển các chuyên gia, khoa học gia, cùng hoạt động nghiên cứu sang những văn phòng chuyên giải quyết những vấn đề quan trọng như không khí và nguồn nước.
Tình hình giá nhà cao hiện nay vẫn là một trong những nỗi lo của nhiều người dân Hoa Kỳ đang có ý định mua nhà, đặc biệt là ở những tiểu bang có chi phí đắt đỏ như California. Nhiều người đang muốn mua căn nhà đầu tiên lo ngại rằng việc sở hữu một ngôi nhà ở Cali là một điều bất khả thi. Nhằm thúc đẩy thị trường nhà, cung cấp thêm thông tin cho người mua, ngân hàng Wells Fargo đã phối hợp cùng Neighborworks Orange County tổ chức Hội Chợ “Advancing Homeownership" vào ngày Thứ Bảy 19 tháng 7 năm 2025 tại Garden Grove Community Center. Hội chợ này được thiết kế để cung cấp cho những cá nhân, gia đình ở Quận Cam kiến thức, công cụ, quyền truy cập trực tiếp vào các nguồn thông tin cần thiết, giúp họ đạt được ước mơ sở hữu căn nhà đầu tiên.
Theo ước tính ban đầu từ Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội, đạo luật này sẽ làm giảm chi tiêu y tế liên bang hơn 1 nghìn tỷ đô la, chủ yếu bằng cách cắt giảm Medicaid và trợ cấp bảo hiểm y tế. Khoảng 11.8 triệu người dự kiến sẽ mất bảo hiểm do các điều khoản trong dự luật.
ôm nay, Dân Biểu Liên Bang Derek Trần (địa hạt CA-45) đã công bố một loạt dự luật mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt cho các gia đình lao động. Dự luật Giữ Vững Bảo Hiểm cho Trẻ Em (Keep Kids Covered Act), được giới thiệu cùng Dân Biểu Kathy Castor (FL-14), và dự luật Giảm Thuế Thực Phẩm Cho Trẻ Nhỏ (Baby Food Tax Relief Act), do ông hợp tác với các thành viên trong Nhóm Dân Biểu Là Những Người Cha (Congressional Dads Caucus), sẽ giúp giảm giá các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm thiết yếu cho trẻ em. Đây là bước đi tiếp theo trong cam kết của Dân Biểu Trần nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt mà nhiều gia đình đang đối diện.
- Trump công bố "Kế hoạch Hành động Trí tuệ Nhân tạo" và ký 3 sắc lệnh AI, tăngt ốc AI, xóa thủ tục hành chánh, cấm "wokeness" trong AI (wokeness: tin vào biến đổi khí hậu, tin là Mỹ có kỳ thị sắc tộc, cần bảo vệ giới tính thứ 3) // Trump: muốn xóa chữ "nhân tạo" trong AI (trí tuệ nhân tạo)
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 7, Reuters) – Kilmar Abrego, một di dân Salvador bị trục xuất sai và trở thành “nạn nhân tiêu biểu” của chính sách di trú hà khắc dưới thời Tổng thống Donald Trump, vừa giành được hai chiến thắng lớn tại tòa án Hoa Kỳ hôm thứ Tư. Dù vậy, anh vẫn bị giam với cáo buộc có liên quan đến một đường dây buôn người qua biên giới.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 7, Reuters) – Columbia University hôm Thứ Tư cho biết đạt được thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Nhà trường sẽ chi trả hơn 200 triệu MK cho chính phủ liên bang khép lại các cuộc điều tra và khôi phục phần lớn khoản tài trợ bị tạm dừng trước đó.
Ông Padilla cho rằng nếu đây là cách chính quyền Trump phản ứng với một TNS Hoa Kỳ- một người chỉ muốn đặt câu hỏi để cố gắng làm sáng tỏ, tìm kiếm sự thật- thì người Mỹ có thể tưởng tượng những gì họ sẽ làm và đang làm với rất nhiều người dân ở khắp nơi trên đất nước.
Lời dịch giả: Bài viết nhan đề "Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức” đăng trên Liên Hoa Nguyệt San, số 2, năm Mậu Tuất (1958), ký tên Liên Hoa, nói về chuyện xảy ra gần bảy thập niên trước, mà bây giờ chúng ta vẫn có thể gặp nơi này hay nơi kia tại Việt Nam. Liên Hoa Nguyệt San là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Bài này được dịch để hiểu về phong trào chấn hưng Phật giáo thời kỳ đó. Bài viết như sau.
- Thăm dò YouGov: đại đa số dân Mỹ (89% đảng viên Dân chủ và 73% đảng viên Cộng hòa) đòi công bố tất cả tài liệu Epstein. - Trump sẽ đến Scotland cuối tuần này, để lại Nhà Trắng hỗn loạn giữa trùng vây Epstein - Trump vô ý đã tự định vị Trump là "nhà nước ngầm"
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 7, Reuters) – Ủy hội an toàn vận tải (National Transportation Safety Board, NTSB) sẽ tiến hành một phiên điều trần kéo dài ba ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng 7, nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm giữa một trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ và một phi cơ dân dụng của American Airlines hồi tháng 1.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.