Nguyện Cầu

2/18/202009:39:00(View: 3910)
phat tu bi
Hình của Trịnh Thanh Thủy 

Loang loáng

chuông ngân

vong hồn những hạt bụi

thoi thóp

trong từng vốc gió hoàng hôn

ngợp đáy chiều


Vũ trụ thơm lừng

lụa hương

trong cườm tay Phật

thổi ánh dương

về thành phố ma Vũ Hán

nơi những buồng phổi mắc cạn

giữa những cơn ho xám xịt

chập chờn những tàn  phai

nơi những nấm mộ làm bằng bao ni lông

êm ả ngủ

không một tiếng kinh cầu


Trịnh Thanh Thủy



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ta đi vào ngõ ngách / Góc khuất của quê hương / Sẽ tìm thấy nhiều người / Mang rất nhiều vết thương / Những vết thương rất đẹp / Khi ngày mới sẽ tới / bước ra khỏi bóng tối / hân hoan không sợ hãi / hực lửa không khiếp sợ
khi phố lác đác lên đèn / dao động tắt dần / chậm và nhẹ / tiếng côn trùng da diết / ̶ ̶ ̶ em yêu hãy bay lên
Tập thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại (The Wild Iris) ấn hành năm 1992 đã mang lại giải thưởng Pulitzer cho thi sĩ Louise Gluck. Trước khi lãnh giải Nobel văn chương năm 2020, bà đã là một thi sĩ nổi tiếng, Đoạt một số giải thưởng và tước hiệu quan trọng, như Thi sĩ Công huân quốc gia năm 2003-2004. Bạn đọc có thể tải xuống nguyên tác phẩm The Wild Iris, Hoa Diên Vĩ Hoang Dại của thi sĩ Nobel Louise Gluck như món quà đầu năm của Ngu Yên gửi tặng.
LTS - Tại Lễ Đăng Quang của Tân Tổng Thống Biden hôm qua ngày 20 tháng 1, 2021, một hình ảnh tươi sáng gây xúc động và được nhắc đến và khen ngợi, được “shared” nhiều nhất trên các trang mạng xã hội là đoạn nhà thơ trẻ Amanda Gorman, 22 tuổi, từ Los Angeles bước lên đọc bài thơ do chính mình sáng tác. Amanda là nhà thơ trẻ nhất, và là thơ thứ năm đọc thơ trong Lễ Đăng Quang Tổng Thống, nối gót 1. Robert Frost (Lễ Đăng Quang của TT John F. Kennedy, 1961), 2. Maya Angelou (Lễ Đăng Quan của TT Bill Clinton, 1993), 3. Miller Williams (Lễ Đăng Quan của TT Bill Clinton, 1997), 4. Elizabeth Alexander (Lễ Đăng Quan của TT Barack Obama, 2009). Việt Báo mời độc giả đọc “Ngọn Đồi Chúng Ta Leo”, bản Việt ngữ của nhà thơ/dịch giả Lưu Diệu Vân.
Này, ông Đào Tiềm, / lâu quá rồi, / từ lúc chia tay ở Việt Nam. / Ông sang Mỹ hồi nào? / Đêm qua, / từ chồng sách cũ chui ra, / nhìn thấy ông / tôi vô cùng hổ thẹn. / Bốn mươi tuổi ông đã đi về. / Bảy mươi tuổi tôi vẫn còn nấn ná. / Trách nhiệm / không phải của mình mà dây dưa. / Nợ nần / không phải của riêng mà ráng trả. / Ông tìm đến Suối Hoa Đào. / “Từ người già tóc bạc, / tới trẻ để trái đào, / đều hớn hở vui vẻ.” (**)
Ngồi nhìn nhau, khôn xiết biệt ly / Lắng nghe gió hát, giọng thầm thì: / Đời chớp tắt, người đi kẻ ở / Mấy mùa ly loạn, đỏ phong thi / Đỏ phong thi, khóc lá chiên đàn / Vườn xưa lót ổ, tiếng chim tràn / Hồn ai đó, sương tan ngoài ngõ / Bông dại ướt chiều, mây tím than Mây tím than, bóng mộ tím bầm Ma quen ma lạ, miểu sầu câm Ngơ ngác đau, rồi ngơ ngác hỏi Rưng rưng cát bụi, nắng thương thầm
Khi viên đạn đã bắn ra,/ đừng hy vọng lấy lại, / đừng thất vọng / nếu không trúng đích. Nếu cây súng / có trí não, có tâm tư, / lời nói là viên đạn / gây thương tích. Người là một loại súng liên thanh. / Khạc đạn từ lúc thức dậy / cho đến tận chiêm bao. / Bắn nhiều hơn suy nghĩ./ Bắn kẻ địch. / Bắn luôn đồng minh. / Khi lời đã nói ra, / đừng thất vọng / nếu không có hiệu quả, / đừng hy vọng sẽ thay đổi ý nghĩa. Những người hiếm quí tự bắn mình, / nhiều hơn bắn người khác. / Ai có đánh máu, / mới hiểu máu khóc. / Người tự bắn mình, / phải tập mọc nhiều trái tim / khắp thân thể. /
dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm những bờ môi và ngón tay trò chuyện / luôn khởi đầu bằng lời nói / vinh danh tình yêu đủ mọi hình dáng / những ngôi sao rơi xuống từ bầu trời / sáng trên tay những người đàn ông và đàn bà / bốn mùa thu đông xuân hạ
Sống có dơ hay không do trong lòng. Lòng lúc nào chẳng dơ, vì vậy, lòng đâu có mặc quần áo.
Chừng này tuổi, con mới hiểu, vì sao mẹ nhẫn nhục, cha thường mỉm cười. Thuở xưa, anh em làm tay chân trìu mến nâng đỡ. Thời nay, anh em vẫn tay chân, nhưng tay cào chân, chân đá tay.